Thêm một ngành học có mức thu nhập cao mà rất ít ai biết đến

Bên cạnh các ngành học CNTT, Luật thương mại quốc tế, Kiểm toán nhà nước,... Xã hội học cũng là một ngành học được đánh giá là có việc làm rộng mở trong tương lai và đang được nhiều trường đại học đào tạo.

Tại sao ngành Xã hội học lại trở thành ngành hot?

Xã hội học là một ngành học giúp cho sinh viên trang bị những kiến thức chuyên sâu về các vấn đề xảy ra trong xã hội và thực hiện các phân tích nghiên cứu về các vấn đề đó.

Có thể thấy, ngành xã hội học là một ngành học có triển vọng tương lai rộng mở với nhiều vị trí công việc đa dạng. Sinh viên ngành xã hội học có thể đảm nhiệm công việc các lĩnh vực sau: Lĩnh vực kinh doanh, quản lý, quan hệ công chúng, hành chính công, giáo dục, đào tạo,....

Những thông tin liên quan đến ngành Xã hội học đang nhận về nhiều thắc mắc trong thời gian gần đây. Vậy xã hội học là gì? Tương lai của người học ngành Xã hội học ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết tiết hơn về ngành học này.

Ngành Xã hội học là gì?

Xã hội học là lĩnh vực nghiên cứu về các mối quan hệ trong xã hội và thể chế của con người. Bằng cách áp dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích, thí nghiệm và đánh giá, ngành này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tổ chức của xã hội, những biến đổi và vấn đề xã hội hiện tại.

Lĩnh vực này gồm nhiều chủ đề với các phạm trù khác nhau, từ tội phạm đến tôn giáo, nhà nước đến gia đình, sự phân tầng xã hội, chủng tộc đến niềm tin của nền văn hóa và công bằng dựa trên sự ổn định, thay đổi cơ bản trong xã hội.

Xã hội học là lĩnh vực nghiên cứu về các mối quan hệ trong xã hội và thể chế của con người. (Ảnh: TL)

Xã hội học là lĩnh vực nghiên cứu về các mối quan hệ trong xã hội và thể chế của con người. (Ảnh: TL)

Đồng thời, ngành học này đòi hỏi người học phải có sự nhạy cảm với các sự kiện, vấn đề xã hội. Người học cũng cần có niềm đam mê nghiên cứu, vận dụng được các công cụ, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội.

Ngành Xã hội học cũng được đánh giá phù hợp với những người muốn góp sức mình nhằm cải tạo xã hội, nâng cao chất lượng sống của con người. Từ đó, bạn mới có thể làm tốt mọi công việc được giao và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

Những công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành Xã hội học

Ngành nghề sau khi ra trường của sinh viên ngành xã hội học là gì? là những băn khoăn mà các học sinh đang ở ngưỡng cửa đại học và các sinh viên ngành này thường gặp phải. Sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học có thể đảm nhận các công việc sau:

- Biên tập viên, phóng viên hoặc chuyên viên tổ chức sự kiện.

- Nhà nghiên cứu, tư vấn về chính sách phát triển bền vững, truyền thông, quảng cáo.

- Nhà nghiên cứu thị trường.

- Điều phối viên, chuyên viên cho quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

- Nhân viên làm công tác xã hội, phát triển cộng đồng.

- Giảng viên làm công tác giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng.

- Người đào tạo các khóa học ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng.

- Chuyên viên tư vấn, nghiên cứu cho các cơ quan hành chính, cơ quản Đảng và các đoàn thể, cơ quan phòng chống tệ nạn xã hội.

Mức lương ngành Xã hội học

Mức lương trung bình của ngành cũng xem là yếu tố quan trọng giúp các bạn trẻ quyết định có nên theo đuổi ngành Xã hội học hay không.

Một số khảo sát cho thấy, phạm vi lương của vị trí chuyên viên Xã hội học, nhà nhân loại học và vị trí tương tự thường dao động 6 - 15 triệu đồng/tháng. Chuyên viên tổ chức sự kiện có mức lương 5 - 25 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương của chuyên viên quan hệ khách hàng thường dao động khoảng 7 - 30 triệu đồng/tháng.

Mức lương sau khi tốt nghiệp ngành Xã hội học có thể lên tới vài chục triệu đồng/tháng (Ảnh: TL)

Mức lương sau khi tốt nghiệp ngành Xã hội học có thể lên tới vài chục triệu đồng/tháng (Ảnh: TL)

Ngoài ra, ngành học này cũng được đánh giá có cơ hội việc làm khá rộng mở khi có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội trên nhiều mặt. Tại các trung tâm nghiên cứu, tổ chức và doanh nghiệp đều cần đến vị trí việc làm của ngành xã hội học trong cơ cấu tổ chức.

Nếu đam mê ngành học này, thí sinh có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của một số trường như: trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Lao động Xã hội, trường Đại học Khoa học (Đại học Huế), trường Đại học Mở TP.HCM, trường Đại học Cần Thơ.

Nguồn: [Link nguồn]

Đứng trước kỳ thi THPT Quốc gia vô cùng quan trọng, việc tìm hiểu ngành học triển vọng để theo đuổi và phát triển tương lai đang được các em đặt lên hàng đầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo An ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN