Thay vì khen con "tốt lắm", cha mẹ nên thay đổi cách động viên
Khi nói đến việc khen ngợi đúng đắn, điều quan trọng là chất lượng lời khen hơn là số lượng lời khen.
Là cha mẹ, chúng ta thường cảm thấy thật khó khăn để tìm lời khen phù hợp với con cái. Trong khi không có loại câu nào khen được cho tất cả mọi trường hợp, thì các nhà tâm lý học trẻ em cho biết rằng hiểu mục đích và hiệu quả của lời khen ngợi đối với trẻ em chính là một khởi đầu tốt trong việc thúc đẩy lòng tự trọng và sự tự tin của chúng, cũng như để khuyến khích các hành vi tốt sau này.
Tại sao khen ngợi lại quan trọng với trẻ em?
Thông thường, chúng ta có xu hướng tập trung vào những điều trẻ đang làm sai mà bỏ qua những nỗ lực của chúng khi làm tốt trong các điều khác. Việc này có thể mang lại hậu quả tiêu cực đến cách nhìn nhận về bản thân của chúng và có thể ngăn cản chúng tiếp tục nỗ lực để hoàn thiện hành vi và hoàn thành mục tiêu đề ra.
Không quan trọng con bạn bao nhiêu tuổi, lời khen ngợi và khuyến khích của bạn sẽ giúp chúng cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Bằng cách ca ngợi con, bạn đã khuyến khích chúng hướng tới những hành vi tích cực. Về lâu dài, điều này cũng sẽ tăng cường liên kết mà bạn chia sẻ với con bạn.
Theo các chuyên gia, khen ngợi có thể được chuyển tải trong các hình thức khác nhau ngoài việc thể hiện nó bằng lời nói. Ôm và high-five (Đập tay) có thể rất hiệu quả trong việc nói cho con của bạn biết rằng bạn rất tự hào về chúng và những nỗ lực chúng đã thực hiện.
Paul Donahue, tác giả của cuốn “Nuôi dạy trẻ không sợ hãi: Hãy quên những phiền lo và tập trung vào những điều thực sự quan trọng”; và Jenn Berman, chuyên gia tư vấn hôn nhân và gia đình, đồng thời là tác giả của cuốn “Từ A đến Z: hướng dẫn cách nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc và tự tin”, tự tin cung cấp những lời khuyên sau đây dành cho phụ huynh để giúp họ trên con đường tìm lời khuyên đúng đắn để ca ngợi con cái:
1. Hãy cụ thể nhất có thể
Khi bạn khen ngợi con, hãy chắc chắn để cụ thể nhất có thể và mô tả thì càng tốt khi chỉ ra những điều mà chúng đã làm đúng.
Theo Berman, chỉ ra hành động cụ thể giúp làm cho mọi việc rõ ràng đối với trẻ em của bạn và chúng sẽ có thể xác định những điều mà chúng đang làm tốt dựa trên ý kiến của bạn.
Vì vậy, thay vì chỉ nói, "Tốt lắm!" khi khen ngợi con của bạn cho một bài luận độc đáo bằng văn bản, bạn có thể nói một cái gì đó giống như, "Mẹ thích cách con bắt đầu bài luận của mình bằng cách mô tả các vấn đề và giải thích lý do tại sao điều này là quan trọng."
2. Hãy chân thành
Khi chúng ta đưa ra những lời khen ngợi, nó luôn luôn phải là tự đáy lòng, sử dụng những từ mà trong lòng chúng ta thực sự cảm thấy như vậy.
"Trẻ em có cách để biết khi lời khen ngợi của bạn là không thành thật, và khi chúng nhận ra điều đó, bạn đã tự đánh mất lòng tin. Tệ hơn nữa, chúng cảm thấy không an toàn vì chúng không tin những lời tích cực của bạn, và chúng thấy hoang mang trong việc nhận thức khi nào bạn thật lòng, khi nào bạn không", Berman nói.
Mặt khác, Donahue nhấn mạnh rằng khi cha mẹ đưa ra những lời động viên tới con cái của họ - những lời thực sự chân thành - điều này sẽ cung cấp cho trẻ em sự đảm bảo rằng cha mẹ của chúng nhận ra giá trị của công việc, những khó khăn chúng gặp phải và nhận thức được rằng chúng đã cố gắng đến mức nào để thực hiện những mục tiêu đó.
3. Khuyến khích trẻ thử điều gì đó mới
Là cha mẹ, chúng ta muốn con cái chúng ta phải can đảm khi đối diện với những điều mới và không bị cản trở bởi những nỗi sợ thất bại hoặc những điều đã theo đuổi chúng trong quá khứ. Theo Donahue, chìa khóa để gợi mở suy nghĩ này trong tâm trí trẻ em là khen ngợi cho những cố gắng thực hiện những điều mới của chúng, đồng thời đồng hành với cả quá trình đó của trẻ.
4. Quá trình mới là quan trọng
Khi ca ngợi và khuyến khích trẻ em, điều quan trọng là các bậc cha mẹ nhận ra những nỗ lực trong bản thân chúng đang thúc đẩy chúng hoàn thành mục tiêu. Giống như chúng ta, trẻ cũng cảm thấy có động lực hơn để tiếp tục tiến về phía trước khi chúng biết rằng xung quanh có những con người đang quý trọng và động viên dõi theo những điều chúng làm.
Donahue, người rất tin vào lập trường này, nhấn mạnh rằng quá trình đó mới là quan trọng, chứ không phải là kết quả chúng có thành công hay không.
“Không phải tất cả trẻ sẽ lớn lên thành những vận động viên xuất chúng, hay những nhà soạn nhạc thiên tài. Tuy nhiên, những đứa trẻ học được cách chăm chỉ và kiên nhẫn sẽ có những tài năng đặc biệt”- Ông nói.
Anh chị em trong nhà có tranh cãi là chuyện bình thường. Mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nếu bố mẹ tìm được điểm cân bằng...