Thấy con vẽ bức tranh lạ, mẹ Việt òa khóc khi nghe bé nói ý nghĩa từng hình vẽ

Sự kiện: Dạy con

Đứa trẻ vẽ gia đình 4 thành viên nhưng trông khác lạ so với mọi ngày.

Trẻ nhỏ cũng có nhiều tâm tư, suy nghĩ như người lớn nhưng không phải bé nào cũng thổ lộ ra. Mẹ cần quan sát kĩ từng cử chỉ, hành động lạ của con để kịp thời phát hiện ra vấn đề bé gặp phải, giải đáp thắc mắc và kịp thời quan tâm tới con. Bởi đôi khi vấn đề ở con xuất phát từ chính bố mẹ.

Mới đây trên một nhóm hội các bà mẹ bỉm sữa Việt, một và mẹ tên B. chia sẻ câu chuyện của cô con gái 5 tuổi nhà mình. Chị cho hay khi thấy con ngồi trong phòng một mình và đang vẽ tranh, chị cũng tò mò vào xem bé đang vẽ gì. Nhìn bức trang có phần lạ lẫm, khó hiểu nên người mẹ đã hỏi con về nội dung và ý nghĩa của bức vẽ mà con thực hiện.

Thấy con vẽ bức tranh lạ, mẹ Việt òa khóc khi nghe bé nói ý nghĩa từng hình vẽ - 1

Ảnh L.B

Câu nói của đứa trẻ đã khiến người mẹ òa khóc ngay lập tức và xin lỗi con. Theo đó đứa trẻ đã nói "Ba mẹ thương em thôi, con đứng một mình con khóc". Trong bức tranh, cô vẽ gia đình 4 thành viên nhưng bố mẹ và em bé quấn quýt yêu thương nhau, có thêm biểu tượng trái tim phía trên để thể hiện điều đó còn phía xa xa là hình bóng một người đứng một mình và khóc ý chỉ chính là cô bé ấy.

Người mẹ òa khóc vì không nghĩ rằng hành động của mình đã gây tổn thương cho con gái đến vậy nhưng bé đã không nói mà gửi gắm tâm sự của mình vào bức vẽ. Hóa ra bà mẹ thổ lộ cách đó ít giờ chị đã la mắng bé nhưng bé không cãi lại mà lủi thủi vào phòng vẽ nên bức vẽ như thế.

Tâm sự của bà mẹ nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, không ít người đồng cảnh ngộ với bà mẹ bởi thực tế cũng đã gặp tình trạng như vậy. Không ít đứa trẻ đã bị tổn thương tâm hồn chỉ vì câu nói, hành động của cha mẹ nhưng bé đã không nói ra mà chỉ thể hiện bằng hình vẽ.

Thấy con vẽ bức tranh lạ, mẹ Việt òa khóc khi nghe bé nói ý nghĩa từng hình vẽ - 2

Chị 6 tuổi, em 5 tháng, em khóc mẹ bế em mà chị hai tủi thân khóc ba mẹ với em mặt cười còn chị hai mặt khóc. Ảnh L.N

Thấy con vẽ bức tranh lạ, mẹ Việt òa khóc khi nghe bé nói ý nghĩa từng hình vẽ - 3

Bé nhà mình cũng tương tự. Ảnh N.V

Thực tế câu chuyện này cũng không phải là mới mẻ và có rất nhiều đứa trẻ sống khép kín không bộc lộ những suy nghĩ tâm tư của mình ra để bố mẹ biết. Nhất là với những nỗi buồn, trẻ luôn giấu kín mà chỉ thể hiện qua tranh vẽ, nếu bố mẹ không để ý kĩ sẽ không hề biết được. Có những nỗi đau mà trẻ gặp phải còn nguy hiểm hơn nhiều.

Chính vì thế bố mẹ và người thân cần phải là người quan sát kĩ con để nhanh chóng phát hiện ra những điểm bất thường ở trẻ và can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó đa phần sự buồn bã, tủi thân của trẻ đều xuất phát từ việc bị cha mẹ la mắng, phạt không đúng cách gây tổn thương tâm hồn mong manh. Do đó khi con làm sai điều gì, cha mẹ cũng nên áp dụng những hình phạt sao cho vừa nhẹ nhàng vừa tâm lý không gây tổn thương tới con. Đôi khi chỉ là la mắng nhưng lời nói lúc nóng giận lại có tính "sát thương" trẻ nhỏ ghê gớm.

Các mẹ bỉm sữa cũng có thể áp dụng những cách phạt con thông minh, khéo léo dưới đây:

Thấy con vẽ bức tranh lạ, mẹ Việt òa khóc khi nghe bé nói ý nghĩa từng hình vẽ - 4

Phạt trẻ đứng, ngồi

Nếu trẻ không nghe lời và thường xuyên mắc lỗi, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt thể chất nhất định, chẳng hạn như đứng, ngồi. Tìm một góc ở nhà và khoanh vùng đó là khu vực “trừng phạt” khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ tự phản ánh lỗi của mình trong phạm vi nhỏ này.

Mẹ lưu ý rằng thời gian trừng phạt không được quá lâu, và không được nói chuyện với trẻ trong thời gian trừng phạt. Sau khi phạt xong, cha mẹ nên nói cho trẻ biết lý do mình bị phạt để trẻ hiểu mình sai ở đâu và nên làm gì để sửa đổi trong tương lai.

Thấy con vẽ bức tranh lạ, mẹ Việt òa khóc khi nghe bé nói ý nghĩa từng hình vẽ - 5

Tịch thu đồ ăn vặt

Đối với trẻ em, tịch thu đồ ăn vặt là một phương pháp trừng phạt rất "tàn nhẫn. Phương pháp này có thể ngăn chặn việc trẻ em ăn quá nhiều đồ ăn vặt và giáo dục trẻ hiệu quả hơn là trừng phạt thể xác.

Mẹ cũng có thể áp dụng hình phạt này khi bé không đánh răng, kén ăn, vứt đồ linh tinh... Cha mẹ nên áp dụng hình thức phạt này để con hiểu rằng, khi con không hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, thì con cũng không được phép làm những điều mình thích. Hãy phạt cho đến khi nào con có ý thức hoàn thành công việc của mình.

Thấy con vẽ bức tranh lạ, mẹ Việt òa khóc khi nghe bé nói ý nghĩa từng hình vẽ - 6

Để trẻ làm việc nhà

Làm việc nhà là một cách tốt để trừng phạt trẻ, không những không làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ mà còn rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ. Sau khi trẻ làm sai điều gì đó, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ làm một số công việc nhà mà trẻ không thích như rửa bát, lau sàn, v.v.

Cha mẹ phải nói rõ với con rằng lý do để con làm việc nhà là để trừng phạt những sai lầm của con. Đồng thời cũng không quên nhắc nhở trẻ khi làm việc nhà phải chú ý đến sự an toàn của trẻ, nếu trẻ thực sự không làm được thì nên dừng lại kịp thời để tránh tai nạn.

Thấy con vẽ bức tranh lạ, mẹ Việt òa khóc khi nghe bé nói ý nghĩa từng hình vẽ - 7

Hình phạt cô tấm

Khi trẻ phạm lỗi, việc áp dụng những hình phạt hài hước, vui vẻ là cách tốt nhất để giải tỏa không khí căng thẳng, giúp cân bằng tình thế. Trong vô vàn những hình phạt cho trẻ nhỏ thì đây có lẽ là cách phạt khá thú vị.

Mỗi lần bé phạm lỗi, cha mẹ hãy để con “hóa thân” thành cô Tấm xưa bằng cách trộn lẫn 2 thứ đậu với nhau, sau đó yêu cầu trẻ phải tách riêng từng loại cho đến khi hoàn thành xong việc thì mới được ăn cơm hoặc xem TV. Nghe có vẻ lạ, nhưng thực chất hình phạt này mang tính giáo dục rất cao giúp các bé rèn luyện tính nhẫn nại.

Thấy con vẽ bức tranh lạ, mẹ Việt òa khóc khi nghe bé nói ý nghĩa từng hình vẽ - 8

Tịch thu đồ chơi

Trẻ em thích chơi đồ chơi, một số em không dọn dẹp sau khi chơi đồ chơi, vứt đồ chơi khắp nơi. Nếu trẻ không chịu bỏ thói quen xấu này, cha mẹ có thể tịch thu đồ chơi của trẻ.

Lưu ý rằng cha mẹ không nên vội dọn dẹp đồ chơi cho con. Hãy phạt con bằng cách tịch thu đồ chơi để con biết rằng, những món đồ mình yêu thích thì phải biết giữ gìn và nâng niu. Nếu con không biết giữ gìn thì con cũng không được phép chơi những món đồ đó.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà giáo dục người Nhật Yukichi Fukuzawa từng nói: "Gia đình là trường dạy thói quen; cha mẹ là thầy dạy thói quen". Mọi thói quen ở trẻ dù tốt hay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo CHI CHI ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN