Thầy cô nhận định gì về đề thi minh hoạ của Bộ GD&ĐT?
Theo nhận định của học sinh, giáo viên đang dạy học lớp 12, đề minh hoạ môn Toán khá dễ, cần tăng độ phân hoá nếu không sẽ có “mưa điểm 10” như năm 2017, còn các môn còn lại đề cũng chiếm 70% kiến thức cơ bản, có lợi cho học sinh nhưng các em không được chủ quan, tránh “sốc” khi thi thật.
Giáo viên cho rằng, học sinh không nên chủ quan
Đề minh họa khá dễ
Cô Trương Thị Ngọc Hân, giáo viên Ngữ văn trường THPT Nông Cống 1 (Thanh Hóa) nhận định, đề minh hoạ năm nay ra nhẹ nhàng, có lợi cho học sinh, phù hợp với thực tiễn dạy học trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19. Cụ thể, ở phần “Đọc hiểu”, các câu hỏi yêu cầu kiến thức rất cơ bản đảm bảo 3 cấp độ gồm nhận biết, thông hiểu, vận dụng không đánh đố hay đặt ra các câu hỏi “làm khó” thí sinh.
Bài nghị luận văn học trong phần “Làm văn” được ra dạng cảm nhận, phân tích nhân vật quen thuộc, học sinh được làm quen từ cấp THCS nên dễ viết, dễ lấy điểm. Những học sinh có học lực giỏi, vẫn có nhiều “đất diễn” khi đi sâu phân tích, cảm nhận về nhân vật. “Điểm thú vị của đề tham khảo năm 2020 là ở ngữ liệu Đọc hiểu được lựa chọn có chủ đề về anh hùng. Đề đã “khai thác” được những quan niệm của tác giả Anthony Robbins về người anh hùng trong cuộc đời để đặt các câu hỏi 2,3,4 ở phần Đọc hiểu. Từ đó, đề “lẩy” ra “ý tưởng” thành câu nghị luận xã hội suy nghĩ về hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. Có thể thấy đây là vấn đề rất thời sự và cũng rất giàu ý nghĩa giáo dục”, giáo viên Vũ Thị Dung, Trường THPT Xuân Phương (Hà Nội) nói.
Các giáo viên dạy Toán nhận xét, có tới 90% kiến thức trong đề Toán nằm ở lớp 12, chỉ 10% câu hỏi thuộc kiến thức lớp 11. Các câu hỏi không quá khó, học sinh khá dễ lấy điểm 7-8, chỉ mốt số ít câu đòi hỏi học sinh phải tổng hợp kiến thức THPT mới giải quyết được.
Trong khi đó, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán, THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, đề minh hoạ môn Toán có tính phân hóa yếu khi có tới 70% là các câu đơn giản và quen thuộc nên có cảm giác nhàn nhạt, dễ gây chủ quan cho học sinh ôn thi. “Nếu đề thi thật cũng phân hóa như vậy thì có thể dẫn đến bội thực điểm 10 (như năm 2017) gây khó khăn cho việc đánh giá và tuyển sinh của các trường đại học”, thầy Tùng nói.
Thầy Tùng phân tích, đề môn Toán gồm 50 câu thì có tới 35 câu đầu gần như chỉ ở mức độ nhận biết, 20 câu tiếp theo có sự phân hóa nhưng không gây khó khăn cho học sinh khá, giỏi. Đề thi không có bất kỳ câu nào có tính ứng dụng thực tế, không có câu nào đòi hỏi tính sáng tạo, thông minh của học sinh.
Ở các môn như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân vẫn giữ nguyên cấu trúc gồm 40 câu hỏi, thí sinh làm bài trong 60 phút. Giáo viên cũng đánh giá, đề có tới 70% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, 30% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao. Các câu ở mức độ Nhận biết chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, một số ít rơi vào lớp 11.
Ví dụ, Lịch sử có khoảng 20% tổng số câu hỏi khó; Địa lí có hơn 50% số câu hỏi dưới ở mức độ cơ bản thuộc phần sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời, có ít câu hỏi khó; Môn Giáo dục công dân có tính thời sự khi đưa những vấn đề trong cuộc sống vào các câu hỏi tình huống vào. Tỷ lệ câu hỏi thực hành giảm so với đề thi THPT QG 2019 khoảng 10%.
Các môn như Vật lý, Hoá học, Sinh học giáo viên đánh giá, bộ câu hỏi có sự thay đổi khá lớn so với đề thi chính thức năm trước. Lượng câu hỏi nằm trong chương trình học kỳ I tăng lên, các câu hỏi khó cũng tập trung kiến thức học kỳ I. Số lượng câu hỏi thuộc lớp 11 chỉ chiếm khoảng 10%.
Học sinh không được chủ quan
Thầy Trần Mạnh Tùng đề xuất, đề thi chính thức THPT quốc gia 2020 nên tăng tính phân hóa và cần một hai tình huống thực tế để có hơi thở cuộc sống, giúp học sinh vận dụng toán giải quyết các vấn đề đời sống. Để tuyển sinh, đề cần có các câu hỏi có chiều sâu, đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo chứ không phải là thợ giải toán, chỉ cần thành thạo các dạng quen thuộc là đã có thể đạt 9, 10 điểm. Với một đề thi như thế này thì rất khó có đánh giá công bằng cho học sinh.
Tuy nhiên, các giáo viên cũng lưu ý, học sinh phải học cẩn thận, nắm vững kiến thức cơ bản và có kỹ năng tính toán cẩn thận, không sa đà vào các câu khó và phức tạp. Tập trung nhiều vào các nội dung của HK1 lớp 12. Cần tích cực làm đề thi thử để tăng tính cọ xát và rèn kỹ năng làm bài nhanh, chính xác, mỗi tuần các em nên làm ít nhất 1 đề/ 1 môn. Tuy nhiên phải tìm các nguồn đề có chất lượng và làm hết mình, nghiêm túc. Làm xong nên có chấm, chữa và rút kinh nghiệm cẩn thận.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hà, giáo viên dạy lớp 12 (Nghệ An) cho rằng, đề tham khảo chỉ nên để tham khảo về cấu trúc, học sinh không nên chủ quan. Bởi Bộ sẽ phải tính đến 2 mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH. Từ nay đến kỳ thi còn 4 tháng, đôi khi đề tham khảo sẽ có sứ mệnh đúng như tên gọi của nó. Vì thế, cô Hà lưu ý học sinh phải học kỹ SGK, không chủ quan để không bị “sốc” khi thi thật.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ GD&ĐT đã phải tinh giản chương trình học kỳ II cho học sinh. Vậy đề thi THPT quốc...
Nguồn: [Link nguồn]