Thanh Hóa: Cô giáo của học sinh nghèo, thiểu năng trí tuệ ở vùng biển

Sự kiện: Giáo dục

Những hoàn cảnh tìm đến với lớp học tình thương miễn phí của cô giáo Nguyễn Thị Thông tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đều vô cùng khó khăn về kinh tế hay những trẻ em có mảnh đời bất hạnh.

Thanh Hóa: Cô giáo của học sinh nghèo, thiểu năng trí tuệ ở vùng biển - 1

Hơn 15 năm qua lớp học của cô Nguyễn Thị Thông đã giúp đỡ được hơn 110 em có điều kiện đến lớp.

Tình thương đối với trẻ nhỏ

Sinh ra và lớn lên ở vùng biển xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), cô giáo về hưu Nguyễn Thị Thông (SN 1946) hiểu được nỗi vất vả, khó khăn của con người nơi đây khi phải gồng mình gánh chịu thiên tai của thiên nhiên luôn gây ra hậu quả nặng nề cho quê hương mình.

Một buổi chiều dịp giáp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, chúng tôi tìm đến lớp học chữ tình thương của cô Thông với 6 em học sinh chủ yếu là các em khuyết tật và thiểu năng trí tuệ với vẻ ngây ngô, hồn nhiên của các em.

Dù tuổi đã cao, tóc đã bạc ngồi tâm sự với chúng tôi cô Thông cho biết: “Tôi công tác trong ngành giáo dục từ năm 1966 tại địa phương đến năm 2001 thì về hưu, với lòng yêu nghề, nhớ trường, nhớ lớp và đặc biệt thấy các em bị tật nguyền cùng nhiều học sinh nghèo ở địa phương không được đến lớp từ suy nghỉ đó tôi đã báo cáo chính quyền để cho phép mở lớp học tình thương. Đến ngày 10/2/2002 bắt đầu mở lớp và giảng dạy ở nhà nhưng vì quá chật hẹp nên HTX lúc bấy giờ tạo điều kiện để đến đó dạy cũng như làm cho một mái hiên để che nắng, che mưa”.

Thanh Hóa: Cô giáo của học sinh nghèo, thiểu năng trí tuệ ở vùng biển - 2

Lớp học tình thương của cô giáo Thông mở từ năm 2002.

Thuở mới mở lớp, cô Thông mở các lớp học tập đọc, viết và văn hóa cho những người cao tuổi từ 20-60 tuổi tại Trung tâm học tập cộng đồng vào buổi tối và dạy kiến thức cho các em từ bắt đầu học lớp 1 đến hết lớp 5 vào ban ngày.

Kể từ khi mở lớp học tình thương đến nay, cô đã giảng dạy cho hơn 110 em ở lứa tuổi từ 10-19. Trong đó, có một học sinh của cô đi thi đại học nhưng không đậu và hiện đang theo học cao đẳng.

Cô Thông chia sẻ: “Tôi rất tự hào về những thế hệ học sinh tôi giảng dạy cho dù các em bị khuyết tật hay thiểu năng, bệnh tâm thần nhưng các em đều biết đọc, biết viết và đến lớp rất chăm chỉ.

Các em khuyết tật đi học rất khó nhọc, có em bị tật nguyền thì vào buổi học thì cô và các bạn cùng lớp phải bế, khênh và cỏng các em đến lớp, có những em do chân tay yếu phải ngồi xe lăn cùng bạn đến lớp đối với người giáo viên như tôi phải cực kỳ thương học sinh với làm được như vậy”.

Thanh Hóa: Cô giáo của học sinh nghèo, thiểu năng trí tuệ ở vùng biển - 3

Lớp học tình thương của cô giúp nhiều trẻ em khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn.

Còn gặp nhiều khó khăn

Khi mới mở lớp học tình thương các trường tại địa phương có ủng hộ bàn ghế, sách giáo khoa cũng như tạo điều kiện cho cô giảng dạy được tốt hơn.

Cô Thông cho biết: Các trường cấp 1, cấp 2 ủng hộ bàn ghế, sách giáo khoa nếu thiếu tôi đi đến các trường tại các xã Đa Lộc, Hưng Lộc để xin thêm bàn ghế, sách vở cho các em học sinh có đủ trang thiết bị để phục vụ học tập.

Khi giảng dạy lớp này tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn các em lớn thì lại thích chơi hơn học, cơ sở vật chất ban đầu thiếu bàn ghế, sách vở, chỗ học, các em thuộc hộ nghèo thiếu ăn, thiếu mặc, các em đến đây học kiến thức không đồng đều nên phải tìm phương pháp phù hợp để các em đều có thể hiểu được kiến thức mà mình truyền đạt.

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng cô vẫn quyết tâm với công việc gieo chữ cho các em học sinh của mình.

Thanh Hóa: Cô giáo của học sinh nghèo, thiểu năng trí tuệ ở vùng biển - 4

 Cô luôn tận tâm trong công việc giảng dạy của mình.

Lớp học đầu tiên của tôi chỉ có 16 em học sinh, trong đó có 8 em mồ côi, bàn ghế học thiếu tôi đã phải lấy những cánh cửa nhà, cửa bếp dùng gạch bể kê lên để cho các em có cái bàn để học”.

Có mặt tại lớp học chúng tôi cảm nhận được tình yêu thương của cô giành cho học trò khi có những em bị khuyết tật không thể đứng dậy được cô lại tận nơi hướng dẫn các em đọc, viết. Những em bị bệnh đọc không rõ tiếng và lâu lâu trong lớp học lại hét toáng lên người cô (người mẹ già) vẫn cần mẫn chỉ dạy từng li, từng tý để các em có thể tự đọc tự viết thành thạo.

Có thêm động lực để phấn đấu

Từ năm 2010, các con em xã Ngư Lộc và chính quyền xây dựng một trung tâm học tập cộng đồng và có giành giêng cho cô một phòng riêng để làm lớp học tình thương ngay tại chính trung tâm này.

Từng là hiệu trưởng trường tiểu học và có 35 năm công tác trong ngành giáo dục cũng như Nhà giáo ưu tú luôn thôi thúc cô Thông từng ngày góp sức mình trong công cuộc xây dựng quê hương bằng những con chữ.

Cô Thông chia sẻ: “Các nhà trường, các cấp đoàn hỗ trợ bàn ghế, sách vở, UBND xã cấp gạo cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để đến lớp, thiếu quần áo thì được hỗ trợ. Cái đó là nguồn động viên để tôi có thêm nghị lực thực hiện công việc mình đã chọn.

Thanh Hóa: Cô giáo của học sinh nghèo, thiểu năng trí tuệ ở vùng biển - 5

Với những đóng góp lớn lao của mình cho giáo dục cô đã vinh dự nhận được giải thưởng KOVA.

Lúc mình mở lớp học mình không nghỉ là được các cấp các ngành tặng bằng khen này khen nọ mà là muốn góp phần xây dựng xã mình sớm hoàn thành chỉ tiêu về văn hóa,dục giáo trong xây dựng nông thôn mới”.

Trong quá trình hơn 15 năm mở lớp học tình thương giúp cho bao thế hệ học trò nghèo, khuyết tật vươn lên cô Thông được Chủ tịch nước gửi thư khen và được Thủ tướng tặng bằng khen cũng như các Bộ, ban, ngành và UBND tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều bằng khen và giấy khen cao quý khác. Ngoài ra năm 2017 cô Nguyễn Thị Thông cũng được trao tặng giải thưởng KOVA.

”Cô giáo ung thư” xinh đẹp và những lời nhắn gửi cho cuộc đời

Nếu bỗng một ngày bạn nhận tin dữ mình bị ung thư giai đoạn cuối, liệu bạn có chắc mình vẫn tươi cười mà vượt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Nghị (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN