Thần đồng và câu chuyện “số phận những đứa trẻ ra đời từ ngân hàng tinh trùng”

“Số phận những đứa trẻ ra đời từ ngân hàng tinh trùng” là một trong những dẫn chứng cho việc trẻ em có khả năng thần đồng không phải theo di truyền.

Vừa qua, sau khi Báo Gia đình & Xã hội đăng tải loạt bài viết “Gặp lại những em bé thần đồng” đã gây sự quan tâm đặc biệt trong dư luận.

Điển hình như trường hợp của bé Đặng Thị Quỳnh Anh (SN 2009 ở Thiệu Hóa – Thanh Hóa) biết đọc từ năm 2 tuổi, biết làm Toán khi lên 3 giờ đã phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa.

Mỗi khi có thông tin nói về những em bé “thần đồng”, nhiều bà mẹ Việt lại ao ước điều kỳ diệu ấy có thể xảy ra với con mình. Nhiều gia đình còn buồn trách bản thân bố mẹ do kém cỏi nên không thể sinh con có khả năng đặc biệt.

Thần đồng và câu chuyện “số phận những đứa trẻ ra đời từ ngân hàng tinh trùng” - 1

Bé Đặng Thị Quỳnh Anh 2 tuổi biết đọc, 3 tuổi biết làm Toán. Ảnh: Phan Hường

Bé Đặng Thị Quỳnh Anh 2 tuổi biết đọc, 3 tuổi biết làm Toán. Ảnh: Phan HườngNhằm cung cấp thêm thông tin đến bạn đọc về vấn đề này, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Ngô Công Hoàn (Giảng viên tâm lý học trẻ em - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội).

Bàn về nguồn gốc của “thần đồng”, PGS Hoàn chia sẻ: Cho đến thời điểm này, theo khoa học thì cơ thể con người có khoảng 20.000 loại gen có thể di truyền cho con cái sau này, nhưng không có bất kỳ gen nào tạo ra năng khiếu cho đời sau.

Mặc dù về giả thiết khoa học người ta vẫn băn khoăn cho rằng, có thể những thần đồng có năng khiếu khác người ở chỗ cấu trúc sinh học, cụ thể là có gen di truyền từ trước hoặc là đột biến gen có sự thay đổi tạo nên năng khiếu. Đó chỉ là giả thiết khoa học, nhưng cho đến thời điểm này không có bất kỳ chứng minh khoa học nào chứng minh được điều như thế.

Thần đồng và câu chuyện “số phận những đứa trẻ ra đời từ ngân hàng tinh trùng” - 2

PGS.TS Ngô Công Hoàn (Giảng viên tâm lý học trẻ em - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội).

“Số phận những đứa trẻ ra đời từ ngân hàng tinh trùng” là một trong những dẫn chứng cho việc thần đồng có được không phải theo di truyền.

Theo đó, 25 năm trước, một triệu phú người Mỹ Rober Graham đã tạo ra ngân hàng đầu tiên chào bán tinh trùng của những người đoạt Nobel và các nhà vô địch thế vận hội nhằm mục đích tạo ra những đứa trẻ thần đồng từ gen di truyền thông tuệ đó.

Từ ngân hàng này, 215 đứa trẻ đã ra đời cho đến khi ngân hàng đóng cửa năm 1999, nhưng rất buồn rằng hầu hết những đứa trẻ được tạo ra từ những tinh trùng của những người đạt giải nobel này đều chỉ phát triển như những đứa trẻ bình thường.

Chỉ có 3 trong số đó là đạt được giải Nobel. Qua thực nghiệm thực tế từ ngân hàng này, cho thấy thần đồng được tạo ra không do gen di truyền.

Nói về nhiều trường hợp như bé Quỳnh Anh biết đọc, biết làm toán khi 2 tuổi trong khi gia đình không dạy gì, PGS Hoàn cho rằng: "Một số trường hợp có khả năng đặc biệt do bẩm sinh. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa bẩm sinh và di truyền".

Thần đồng và câu chuyện “số phận những đứa trẻ ra đời từ ngân hàng tinh trùng” - 3

Nguyễn Ngọc Tuệ Nhi được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận em bé biết đọc sớm nhất.

Di truyền là do gen, còn bẩm sinh là hình thức vận động, có thể do đột biến gen gây ra hoặc do tác động của môi trường vào từ trong bào thai làm thay đổi chức năng cơ thể mà hành vi của những đứa trẻ thay đổi chuyển hướng đi lên phát triển vượt trội so với những đứa trẻ khác.

Đó có thể là do những từ trường xung quanh, sự giáo dục của người mẹ từ trong bào thai, ngay khi trong bụng mẹ, trẻ đã có thể cảm nhận và học hỏi và ghi nhớ.

Đây là nguyên lý hoạt động của não bộ tác động tạo nên những khả năng đặc biệt như cảm thụ âm nhạc tốt hơn, trí nhớ siêu phàm, khả năng ngôn ngữ chứ không phải do di truyền hay một thế lực thần bí nào.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh ý thức giáo dục của cha mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển thần đồng.

“Đây là nguyên nhân vô cùng quan trọng giúp cho thần đồng phát triển. Giáo dục sớm tạo điều kiện cho những đứa trẻ cho có tiềm năng và năng lực phát triển. Một ví dụ điển hình là trường hợp của chị Diệp - mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam đã sử dụng phương pháp thai giáo kích thích mọi khả năng của con thông qua âm nhạc và ngôn ngữ.

Hay một ví dụ khác đó là chị Thảo - mẹ của thần đồng ngôn ngữ Tuệ Nhi ở Hải Phòng cũng sử dụng phương pháp giáo dục con ngay từ trong bụng mẹ”, PGS Hoàn nói.

Thần đồng và câu chuyện “số phận những đứa trẻ ra đời từ ngân hàng tinh trùng” - 4

Ngay từ bé, Đỗ Nhật Nam đã được bố mẹ rèn cho tư duy phản biện.

Theo đó, thần đồng có được và phát triển đều do sự tác động và định hướng từ cha mẹ. Tất cả những thiên tài hay những người thành công đều nhờ vào dự định hướng, nền giáo dục từ gia đình.

Còn những đứa trẻ mà trước kia chúng ta phát hiện ra được những khả năng vượt trội, nhưng sau một thời gian khả năng đó mất đi, thui chột đi thì thực ra đó là những thần đồng do bẩm sinh, nhưng lại không có sự định hướng, giáo dục từ cha mẹ tác động vào nên khả năng đó không bền vững và dần mất đi.

“Tìm được một cái cây tốt thì ta phải có cách chăm sóc, kỹ thuật tốt thì cây mới phát triển, xanh tốt được. Còn nếu không chăm sóc, đầu tư thì cái cây đó cũng chẳng khác gì những cây khác, dần khô cằn héo hon và dần tàn lụi”, PGS.TS. Ngô Công Hoàn chia sẻ.

Cuộc sống thú vị của em bé biết đọc sớm nhất Việt Nam

10 tháng tuổi biết nói, 15 tháng biết nói 4 thứ tiếng, Nguyễn Ngọc Tuệ Nhi được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hường (Gia Đình & Xã Hội)
Những thần đồng - thiên tài nổi tiếng TG Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN