Tầm quan trọng của việc thiết lập kỷ luật đối với trẻ em

Sự kiện: Dạy con

Khi nói đến việc nuôi dạy con cái, vấn đề kỷ luật thường gây ra tranh cãi gay gắt nhất. Nhưng dạy con tuân thủ kỷ luật và đề ra các ranh giới thật sự rất quan trọng trong việc nuôi dạy và phát triển nhân cách của trẻ.

Chủ đề áp dụng kỷ luật đối với con trẻ luôn là vấn đề gây tranh cãi trong nhiều gia đình, khi các bậc cha mẹ không tìm được tiếng nói chung. Nhưng nếu chúng ta nới lỏng việc dạy trẻ biết đâu là các giới hạn cho phép trẻ sẽ có những hành vi xấu như bày bừa và không chịu dọn dẹp, mè nheo đòi hỏi khi đứng trước quầy đồ chơi, la hét đòi ăn vặt trước giờ ăn cơm… Chưa nói đến những nguy hiểm khi bạn không thiết lập ranh giới kỷ luật an toàn cho trẻ, như nghịch điện, nghịch nước, leo cầu thang, chạy qua đường lớn… Hầu hết bậc cha mẹ sẽ cảm thấy đau đầu. Và câu hỏi là làm thế nào để bạn giúp trẻ tiếp cận với kỷ luật?

Tầm quan trọng của việc thiết lập kỷ luật đối với trẻ em - 1

Nếu thiết lập ranh giới thông qua hành vi hung dữ làm cho bài học trở nên dễ dàng hơn thông qua sự sợ hãi hoặc đau đớn nhưng đây sẽ là những bài học phản tác dụng, bởi hành vi của đứa trẻ cũng sẽ thay đổi có thể bé sẽ trở thành người ưa thích bạo lực.

Trong cuốn sách kỉ luật không roi vọt, Tiến sĩ Daniel J Siegel và Tiến sĩ Tina Payne Bryson đã đưa ra một cách tiếp cận đầy khoa học, nhưng nhẹ nhàng. Theo họ, những nghiên cứu tiến bộ  nhất cho thấy trẻ em, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên, cần biết các giới hạn của cuộc sống và trên thực tế, bộ não và sự phát triển của trẻ đủ để thấm nhuần và nhận biết về điều này. Hãy dạy trẻ các cách tuân thủ kỷ luật mà không phải theo cách kỷ luật trong “hình phạt”.

Mà đó là kỷ luật về an toàn như giảng dạy và hướng dẫn cho trẻ hiểu về sự an toàn của bé. Dạy con chọn lọc những gì không thể đưa vào miệng và những nơi nào thể nguy hiểm khi con tập bò, tập đi. Đây chính là ranh giới bạn đang đặt ra để giúp trẻ có một thế giới an toàn hơn.

Khi trẻ lớn lên nhu cầu về các giới hạn lại tăng lên. Khi các bé tiếp tục khám phá và kiểm tra môi trường xung quanh, chúng luôn dựa vào bạn để thiết lập các giới hạn phù hợp. Trẻ em luôn khao khát tìm hiểu và khám phá, thông qua việc thiết lập các quy tắc và ranh giới, bạn giúp họ cảm thấy an toàn hơn. Bằng cách thiết lập các giới hạn hoặc ranh giới này, bạn đang tạo ra một môi trường trực tiếp để trẻ tương tác với môi trường đó được kiểm soát và không hỗn loạn.

Bên cạnh đó, theo Tiến sĩ Daniel J Siegel sự vắng mặt của các giới hạn và ranh giới sẽ khiến trẻ trở nên căng thẳng, và không biết làm thế nào để quản lý thế giới xung quanh họ. Họ có thể có những cơn giận dữ và dỗi hờn thường xuyên hơn, vì họ không học cách làm chủ bản thân, cảm xúc và hành vi của mình, và những điều đó sẽ tác động lên người khác.

Ngoài ra các phụ huynh nên dạy trẻ các kỷ luật cần phải tuân thủ ngay từ khi còn nhỏ. Khi áp dụng những kỷ luật và giới hạn này lên trẻ sẽ giúp bé có được sự phát triển lành mạnh và định hình tính cách của trẻ cho tới khi trưởng thành.

Ngay từ khi sinh ra, trẻ cần sự tương tác trực tiếp với người chăm sóc của bé. Bé cần được biết là đang được lắng nghe, tôn trọng và hiểu, đồng thời ngay từ vài tháng tuổi bé đã hiểu được một số hành vi đặc biệt của cha mẹ, đã biết nhìn mặt để yêu cầu, đòi hỏi. Từ thời điểm này giảng dạy và xây dựng ngay kỹ năng tuân thủ một số kỷ luật hoặc tạo giới hạn cho trẻ, tất nhiên với sự yêu thương, tôn trọng và kết nối tình cảm.

10 lỗi sai cha mẹ thường mắc phải khi bắt đầu dạy con tập đọc sách

Dưới đây là hàng loạt lỗi sai các bậc phụ huynh hay mắc khiến trẻ cảm thấy áp lực khi tập đọc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo yourfamily) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN