Tầm quan trọng của giáo dục giới tính đối với trẻ vị thành niên

Sự kiện: Giáo dục

Câu chuyện nữ sinh lớp 7 mang thai và sinh con tại Bắc Giang một lần nữa lại gióng hồi chuông cảnh báo về giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên.

Trước đó, nữ sinh T.T.M.C đang học lớp 7 (sinh năm 2010) trú tại xã An Bá, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã sinh con vào rạng sáng 11/2. Theo chia sẻ của gia đình, trong lúc đang ở nhà, nữ sinh đau bụng dữ dội. Sau khi vào phòng tắm, em đã sinh bé trai nặng khoảng 2,7kg. Đáng nói, suốt thời gian em học sinh này mang thai, gia đình, thầy cô và bạn bè không hề hay biết khiến dư luận xôn xao.

Thực tế, vấn đề giáo dục giới tính, nắm bắt tâm sinh lý của trẻ bị nơi lỏng và nhận được ít sự quan tâm một cách đúng đắn.

Thực tế, vấn đề giáo dục giới tính, nắm bắt tâm sinh lý của trẻ bị nơi lỏng và nhận được ít sự quan tâm một cách đúng đắn.

Bình luận về vấn đề này với PV Đời sống & Pháp Luật, Chuyên gia Giáo dục – TS Vũ Thu Hương chia sẻ: “Người phụ nữ mang thai đến khi sinh nở cơ thể thay đổi rất nhiều như: nôn, mặt sưng, buồn ngủ, tăng cân, đi lại hay chống lưng... mà phụ huynh không hề hay biết đó là một điều bất bình thường. Trong khi đó, mùa đông năm nay bắt đầu từ giữa tháng 12 cho đến hiện tại. Nên trước đó trời rất nóng, mọi người sẽ mặc quần áo mỏng, cái thai thời điểm đó đã khoảng 7 tháng và tương đối lớn... Câu hỏi đặt ra là sự quan tâm và trách nhiệm của phụ huynh và nhà trường ở đâu?”.

Đồng quan điểm với TS Vũ Thu Hương, Chuyên gia tâm lý – PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Khoa Các Khoa học Giáo dục cho hay:

“Một đứa trẻ mang thai hơn 9 tháng mà phụ huynh không biết, tôi thấy trường hợp này phụ huynh tương đối vô cảm và không quan tâm tới con. Con không nhận ra được tình trạng cơ thể của mình có thể do con chưa có kiến thức về mặt sinh sản nhưng bố mẹ không thể không biết”.

Thực tế, nhiều trẻ em mang thai ở tuổi dậy thì không phải hiếm ở Việt Nam. Theo thống kê vào năm 2019 của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Còn theo số liệu từ Tổng cục Dân số, trong 10 năm trở lại đây tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng - chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai...

Các số liệu thống kê cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên ngày càng sớm - dẫn tới việc mang thai ngoài ý muốn, từ việc mang thai dẫn tới tình trạng nạo phá thai cao lên mức báo động. Đây mới chỉ là thống kê chính thức từ các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ các phòng khám, bệnh viện tư nhân chưa thống kê được.

Cởi mở hơn trong vấn đề giáo dục giới tính

Việc giáo dục giới tính tuổi vị thành niên có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các em hiểu rõ hơn về giới tính, tình dục, giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, tôn trọng lẫn nhau.

Việc giáo dục giới tính tuổi vị thành niên có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các em hiểu rõ hơn về giới tính, tình dục, giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, tôn trọng lẫn nhau.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, sau đại dịch COVID-19, phần lớn nhà trường chỉ tập trung vào giảng dậy kiến thức trong sách giáo khoa để đuổi kịp chương trình học. Vấn đề giáo dục giới tính, nắm bắt tâm sinh lý của trẻ bị nơi lỏng và nhận được ít sự quan tâm một cách đúng đắn.

“Ở tuổi vị thành niên, các em không chỉ có sự phát triển mạnh về thể chất mà tâm lý bên trong cũng có nhiều biến động: dễ xúc động; thích sự tò mò; ưa khám phá; có những chuyển biến tình cảm với các bạn khác giới.

Đặc biệt, càng ngày giới trẻ càng cảm thấy cô đơn, chúng mất đi sự gắn kết với người thân và gia đình. Đến tuổi dậy thì, dưới tác dụng sinh lý của hormone, cơ thể các em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục. Nếu bố mẹ không quan tâm tới vấn đề giáo dục giới tính thì các website đen, chất liệu tình dục lệnh lạc sẽ nuốt chửng tinh thần của các em”, PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.

Bắt đầu giáo dục giới tính từ năm 2008, đồng thời là một trong những người đầu tiên phát động phong chào này, TS Vũ Thu Hương nhận định: “Giáo dục giới tính nó cần là một môn học, là một hành trang để truyền tải tới học sinh, thúc đẩy các em có thái độ hành vi đúng đắn trong việc nâng cao sự hiểu biết về sức khỏe sinh sản, kỹ năng làm chủ bản thân, tôn trọng người khác .

Tôi rất quan ngại trước một bộ phận phụ huynh hết sức thờ ơ với chương trình giáo dục giới tính và coi chương trình này là “xàm”, “không cần thiết”. Còn một bộ phận phụ huynh khác lại cho rằng những kiến thức này là của kiến thức người lớn không nên dạy trước cho trẻ, sợ trẻ tò mò dẫn tới việc “khám phá” với các bạn khác giới. Nhiều phụ huynh chỉ chăm chămm vào điểm số của các con trên lớp, không quan tâm tới tâm sinh lý, tình cảm của con nên đã xảy ra rất nhiều trường hợp đáng tiếc, không thể cứu vãn. Đã đến lúc các bậc phụ huynh và giáo viên nên cởi mở hơn trong việc giáo dục giới tính cho các con”.

Việc giáo dục giới tính tuổi vị thành niên có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các em hiểu rõ hơn về giới tính, tình dục, giúp các em phát triển kỹ năng giao tiếp, tôn trọng lẫn nhau, giúp giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và một số bệnh lây qua đường tình dục.

Xã hội càng ngày càng phát triển, tệ nạn và những phương thức để văn hóa độc hại xuất hiện ngày càng nhiều, lứa tuổi vị thành niên chưa đủ nhận thức, kiến thức để vượt qua cám dỗ. Các bậc phụ huynh, giáo viên cần phải trang bị đầy đủ hành trang cho trẻ để tự bảo vệ bản thân, bạn bè, có trách nhiệm trước những quyết định của chính mình.

Bố bị mắng là ”lưu manh, côn đồ” khi định tắm cho con gái 2 tuổi và câu chuyện giáo dục giới tính gây sốt

Người bố hết sức sững sờ với biểu hiện của cô con gái: "Con bé bật khóc, giữ lưng quần lại và nói tôi là đồ lưu manh, tôi đã rất kinh ngạc".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thảo Ly ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN