Tại sao trẻ có thể giận dữ với mẹ nhưng lại ngọt ngào với người khác

Sự kiện: Dạy con

Con bạn có thể là đứa bé xinh xắn, đáng yêu nhất đối với bố, ông bà, nhưng khi ở bên cạnh mẹ, chúng lại trở thành một con người trái ngược hoàn toàn với những cơn giận dữ, ăn vạ khủng khiếp.

Để giải thích cho hiện tượng khó hiểu này, tiến sĩ Ann Corwin ở Mỹ, một chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy và giáo dục trẻ nhỏ đã chia sẻ lý do thực sự. Theo bà, người mẹ có một liên kết đặc biệt về nhu cầu thực phẩm và sự sinh tồn của chúng. Đó là lý do tại sao trẻ em thường thu hút sự chú ý của mẹ bằng mọi cách có thể.

Người mẹ là vùng thoải mái nhất đối với trẻ

Trẻ em không có xu hướng thể hiện toàn bộ cảm xúc của mình đối với những người mà chúng cảm thấy không tin tưởng. Trẻ thể hiện tình cảm với mẹ mình thông qua sự giận dữ, than vãn. Đây là cách mà trẻ cảm thấy rằng chúng có thể tin tưởng mẹ mình và cảm thấy an toàn khi có mẹ bên cạnh.

Tuy nhiên, tiến sĩ Ann Corwin phát hiện ra hành động giận dữ của trẻ trước mẹ mình hoàn toàn không phải là điều xấu. Các chuyên gia khuyên người mẹ cũng không nên âm thầm chịu đựng hoặc bỏ qua những hành vi quá đáng hay sai trái của trẻ.

Tại sao trẻ có thể giận dữ với mẹ nhưng lại ngọt ngào với người khác - 1

Dưới đây là một số cách dạy trẻ đối xử tốt với mẹ theo cách mà người mẹ muốn nhất.

-Chấp nhận cơn giận dữ của trẻ và đừng vội vàng bực bội. Tốt nhất, người mẹ nên cho trẻ thời gian và không gian để chúng thể hiện cơn thịnh nộ của mình, chỉ cần đảm bảo chúng không làm tổn thương chính mình và những người xung quanh.

-Cho trẻ cơ hội để trút giận. Nếu trẻ đi học, buộc phải tuân thủ nhiều phép tắc ở trường một cách ép buộc. Vì vậy, khi trẻ về tới nhà, hãy để chúng được là chính mình. Một cơn giận dữ với mẹ không phải là cách duy nhất để chúng trút giận, người mẹ có thể đưa ra một số gợi ý thay thế như là: chạy nhảy xung quanh nhà, vui chơi ở ngoài vườn, vẽ vời...

-Ủy thác cho người khác khi thấy trẻ đang tức giận. Nếu trẻ ít giao tiếp với bố hơn, chúng có khả năng sẽ đối xử với bố tốt hơn. Thỉnh thoảng hãy nhờ người khác tắm, cho trẻ ăn hay đọc truyện trước khi ngủ.

-Nói chuyện với trẻ và giải thích cảm giác của bản thân, nếu chúng đủ lớn để hiểu. Mặc dù sự hiện diện của người mẹ là một dấu hiệu của sự tin tưởng, nhưng mọi thứ đều cần có kỷ luật, tránh để trẻ "lợi dụng" mẹ như một nơi để trút sự bực tức, khó chịu trong người. Giúp trẻ hiểu được rằng mẹ luôn ở đó để an ủi và hỗ trợ chúng, nhưng mẹ cũng cần phải được tôn trọng.

10 mẹo nhỏ giúp con cái trong nhà luôn hòa thuận, không đánh cãi nhau

Nếu bạn đang có từ 2 con trở lên thì chắc chắn phải đau đầu vì lúc nào cũng phải giải quyết những “trận chiến”...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Brightside) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN