Tại sao những người nổi tiếng, giàu có lại phản đối việc cho trẻ em sử dụng điện thoại sớm?

Sự kiện: Giáo dục

Những người như Bill Gates nhận thức rõ được sự nguy hiểm khi cho trẻ sử dụng điện thoại sớm. Là cha mẹ, chúng ta nên biết được những gì tốt và không tốt cho sự phát triển của con mình.

Bạn có nhận thấy, chỉ cần đưa cho trẻ chiếc điện thoại, dù là đứa trẻ quậy quá như thế nào đi chăng nữa, chúng cũng sẽ ngồi im và ngoan ngoãn. Không thể phủ nhận được những lợi ích mà điện thoại mang lại trong cuộc sống ngày nay, đặc biệt là những lúc cha mẹ bận rộn, cần con cái ngồi im.

Với mức sống ngày nay, không khó để mỗi gia đình bình thường sở hữu các thiết bị điện tử. Trong khi những gia đình bình thường cho rằng, trẻ em sử dụng đồ điện tử sẽ không có vấn đề gì, nhưng các gia đình nổi tiếng lại có suy nghĩ khác.

Bill Gates, người từng giàu có nhất thế giới thẳng thắn nói rằng, ông sẽ không cho phép con mình có điện thoại riêng cho tới khi chúng 13 tuổi.

Tại sao những người nổi tiếng, giàu có lại phản đối việc cho trẻ em sử dụng điện thoại sớm? - 1

Michelle, cựu phu nhân của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết trong một cuộc phỏng vấn chia sẻ về cách dạy con mình: "Điện thoại di động chỉ có thể được sử dụng vào cuối tuần, bạn không thể xem TV vào những giờ không phải cuối tuần, máy tính chỉ có thể được sử dụng để làm bài tập".

Thái tử Charles của Vương quốc Anh cấm các thiết bị thông minh xuất hiện trong phòng của hoàng tử và công chúa.

Tại sao những gia đình nổi tiếng này lại cấm con cái sử dụng điện thoại?

Trẻ em bây giờ rất kỳ lạ, chúng chẳng quan tâm đến việc trượt một kỳ thi, nhưng lại hăng hái cố gắng hết sức để chiến thắng một trò chơi. Chúng không biết người đạt giải Nobel là ai, nhưng lại biết tất tần tật nhữn người nổi tiếng trên internet và biết rõ luôn cuộc sống của thần tượng mình. Chúng miễn cưỡng tham gia lớp học trực tuyến, nhưng lại vui vẻ livestream nhiều thứ.

Tại sao những người nổi tiếng, giàu có lại phản đối việc cho trẻ em sử dụng điện thoại sớm? - 2

Jack Ma từng nói đầy ẩn ý trước công chúng: "Trò chơi rất có hại cho thế hệ sau. Tôi không thể nói quá nhiều về nó!"

Yu Minhong, người sáng lập ra New Oriental, từng thẳng thắn nói rằng: “Đừng để điện thoại di động hủy hoại tương lai của con cái bạn”.

Dưới sự cám dỗ của điện thoại trẻ đắm chìm trong thế giới ảo, theo đuổi sự thỏa mãn và phù phiếm hão huyền.

Cuộc sống của nhiều người nổi tiếng hay giàu có chỉ sau một đêm, dễ dàng cám dỗ những đứa trẻ thiếu hiểu biết. Cha mẹ đừng để những chiếc điện thoại vô tri trở thành thứ dẫn dắt suy nghĩ của trẻ.

Tại sao trẻ em lại nghiện điện thoại?

- Thiếu sự đồng hành của cha mẹ.

Cha mẹ vì muốn đỡ rắc rối mà thản nhiên cho trẻ sử dụng điện thoại một cách tùy tiện. Điều này khiến trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và ngày càng đắm chìm trong thế giới ảo.

- Trẻ không có gì để làm

Khi đứa trẻ trống rỗng, cô đơn và không có gì để làm, thế giới đầy màu sắc trong điện thoại di động sẽ lấp đầy cuộc sống tẻ nhạt của chúng.

Tại sao những người nổi tiếng, giàu có lại phản đối việc cho trẻ em sử dụng điện thoại sớm? - 3

Yang Lan, người đồng sáng lập và chủ tịch của Tập đoàn truyền thông Mặt trời và Quỹ Văn hóa Mặt trời tại Trung Quốc. Năm 2013, cô được xếp hạng 100 trong 100 Phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes từng nói: "Cha mẹ cần để con cái phát triển khỏe mạnh, cơm ăn áo mặc, học hành đến nơi đến chốn, nhưng cũng phải đồng hành và hướng dẫn trẻ trưởng thành về mặt tinh thần".

Cha mẹ tốt hiểu nguyên tắc “nuôi dạy con cái là trên hết.” Lời nói và việc làm của cha mẹ là chuẩn mực cho sự trưởng thành của con cái. Chỉ khi cha mẹ là tấm gương tốt, con cái mới có thể phát triển theo hướng tích cực được.

Cha mẹ nên làm gì để con cái không nghiện điện thoại?

Nếu muốn trẻ bỏ điện thoại di động, trước hết cha mẹ phải là người không nghiện điện thoại di động. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để đồng hành cùng với con mình, cùng nhau đọc sách, vẽ tranh, chơi thể thao hay trò chuyện.

- Giúp trẻ tạo hứng thú

Nhiều trẻ em thích chơi điện thoại vì chúng cảm thấy quá trống rỗng, không có hứng thú với mọi thứ và không tìm được mục tiêu cuộc sống.

Khi một người tìm thấy thứ gì đó mà bản thân thích và giỏi, họ sẽ sẵn sàng đầu tư thời gian và năng lượng cho nó, từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ bên trong.

Một số trẻ thích hát, vẽ, có năng khiếu thủ công mỹ nghệ… Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm riêng, là cha mẹ, chúng ta phải khai thác những ưu điểm của con mình, giúp chúng tìm ra hứng thú riêng và từ đó hỗ trợ, khuyến khích theo đuổi sở thích.

- Giúp trẻ xây dựng hứng thú và tìm ra mục tiêu trong cuộc sống

Bill Gates từng chia sẻ, ông dành phần lớn thời thơ ấu để đọc sách, cha mẹ ông thấy vậy liền liên tục mua và mượn sách để thỏa mãn sức đọc phi thường của con trai mình.

Vợ chồng Bill Gates cũng rất coi trọng việc con cái đọc sách, họ thường kể chuyện cho con nghe trước khi đi ngủ mỗi ngày. Khi con cái lớn hơn, ông thường chia sẻ suy nghĩ của mình về việc đọc sách với đứa trẻ. Dưới ảnh hưởng của ông, con cái cũng say mê đọc sách.

Tại sao những người nổi tiếng, giàu có lại phản đối việc cho trẻ em sử dụng điện thoại sớm? - 4

Vào sinh nhật lần thứ 22, cô con gái lớn Jennifer đã chia sẻ danh sách đọc của mình trên mạng xã hội và nói: “Trong năm thứ 22 của cuộc đời, tôi biết ơn vì tất cả mọi thứ. Trong số rất nhiều thứ, đọc sách luôn là sở thích lớn nhất, khiến tôi nhận thức và trưởng thành hơn”.

Điện thoại di động khiến con người tập trung vào những kích thích tức thời, làm trì trệ suy nghĩ, thậm chí là đi lùi. Nhưng sách có thể khiến con người ta tiến về phía trước một cách vững vàng, mở rộng chiều sâu và chiều rộng của tư duy, đồng thời mở rộng tầm nhìn hơn.

Vì thế, khoảng cách giữa một đứa trẻ thích sử dụng điện thoại di động và một đứa trẻ thích đọc sách sẽ ngày càng lớn hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Khen thưởng, dọa nạt, đánh đòn để trẻ làm xong bài tập, tại sao lại không có tác dụng?

Hiểu được bản chất tại sao con mình lại lười làm bài tập về nhà, cha mẹ sẽ biết được phương pháp thích hợp để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN