Tại sao hệ thống giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới ghen tị?

Sự kiện: Giáo dục

Hệ thống giáo dục Nhật Bản có sự pha trộn nét truyền thống và hiện đại, mang tới nhiều chương trình học bổ ích cho học sinh.

Trường học Nhật Bản hoạt động như thế nào?

Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm:

- 6 năm tiểu học.

- 3 năm trung học cơ sở.

- 3 năm trung học phổ thông.

- 4 năm đại học.

Tại sao hệ thống giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới ghen tị? - 1

Giáo dục bắt buộc là 9 năm, gồm 6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở. Hệ thống giáo dục là niềm tự hào của người dân Nhật Bản, 100% học sinh đi học bắt buộc và không mù chữ. Mặc dù cấp 3 không bắt buộc nhưng tỷ lệ nhập học vẫn rất cao, chiếm 96% trên toàn quốc và 100% ở các thành phố.

Hầu hết các trường học ở Nhật Bản có 3 học kỳ, năm học mới bắt đầu vào tháng 4 hằng năm. Ngoại trừ các lớp thấp trường tiểu học, các ngày học trong tuần kéo dài 6 tiếng mỗi ngày. Ngay cả khi tan học, học sinh vẫn phải làm bài tập về nhà rất nhiều, khiến các em luôn bận rộn. Kỳ nghỉ hè kéo dài 6 tuần, kỳ nghỉ đông và xuân 2 tuần. Luôn luôn có bài tập về nhà trong những kỳ nghỉ này.

Ở trường tiểu học, một giáo viên dạy tất cả các môn học, sĩ số mỗi lớp thường dưới 40 em, có thời điểm bùng nổ dân số thì trên 50 học sinh/lớp.

Những điều đặc biệt trong hệ thống giáo dục Nhật Bản

- Học tác phong trước tri thức

Ở các trường học Nhật Bản, học sinh không tham gia bất kỳ kỳ thi nào cho đến khi lên 10 tuổi. Các em chỉ tham gia các bài kiểm tra nhỏ. Người Nhật tin rằng, mục tiêu trong 3 năm đầu tiên ở trường không phải là đánh giá kiến ​​thức hay học lực của trẻ, mà là tính cách và cách cư xử của chúng.

Trẻ em được dạy tôn trọng người khác, đối xử dịu dàng với động vật và thiên nhiên. Trẻ cũng học cách hào phóng, từ bi, đồng cảm, gan dạ, tự chủ và công bằng. 

Tại sao hệ thống giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới ghen tị? - 2

- Hầu hết các trường học không sử dụng lao công và bảo vệ

Ở các trường học Nhật Bản, học sinh phải tự dọn dẹp lớp học, nhà ăn và thậm chí cả nhà vệ sinh. Khi dọn dẹp, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ và được giao nhiệm vụ luân phiên trong suốt cả năm. 

Người Nhật cho rằng, việc yêu cầu học sinh tự dọn dẹp sau khi học sẽ dạy chúng cách làm việc theo nhóm và giúp đỡ lẫn nhau. 

Bên cạnh đó, dành thời gian và công sức của mình để quét, lau dọn phòng học khiến học sinh tôn trọng công việc của mình và của người khác. 

- Học thêm phổ biến ở Nhật

Để vào được một trường trung học cơ sở tốt, hầu hết học sinh Nhật Bản vào trường dự bị hoặc tham gia các lớp học thêm sau giờ học. Các lớp học này thường tổ chức vào buổi tối, học sinh đi học về muộn rất phổ biến.

Học sinh Nhật Bản trung bình ngày học 8 tiếng, nhưng ngoài ra các em học cả trong ngày nghỉ và cuối tuần. 

Tại sao hệ thống giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới ghen tị? - 3

- Học thư pháp, thơ truyền thống

Thư pháp Nhật Bản hay Shodo là cách dùng bút lông tre nhúng vào mực rồi viết trên giấy. Đối với người Nhật, Shodo là một môn nghệ thuật không kém hội họa truyền thống. 

Mặt khác, thơ Haiku là một thể thơ sử dụng những cách diễn đạt đơn giản để truyền tải những cảm xúc sâu sắc đến người đọc. 

Cả 2 môn này đều dạy trẻ em tôn trọng văn hóa và truyền thống hàng thế kỷ của đất nước mình.

- Kỳ thi rất khó

Kỳ thi tuyển sinh ở Nhật Bản rất khắc nghiệt. Những thí sinh tham dự các kỳ thi đầu vào cấp 2, cấp 3 và đại học phải trải qua một bài kiểm tra đầu vào rất nghiêm ngặt. Thậm chí thuật ngữ “địa ngục thi cử” đã trở thành một từ điển hình cho những trải nghiệm đầy tra tấn này. 

Tại sao hệ thống giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới ghen tị? - 4

Học sinh phải học ngày học đêm, hy sinh cả giấc ngủ để chuẩn bị cho các kỳ thi này, thường xuyên phải tới các lò luyện thi sau giờ học. Một số học sinh cấp 2 phải chuẩn bị sớm trước 2 năm để có thể đậu vào trường cấp 3 như mong muốn.

Cũng giống như trường trung học, đại học có thể là một thách thức. Chỉ 56% học sinh thành công trong lần thi đầu tiên vì các tiêu chí lựa chọn rất nghiêm ngặt. Những người trượt kỳ thi được gọi là “ronin”, và họ phải dành cả năm để tự học trước khi có thể đăng ký lại vào năm sau.

Học sinh Nhật Bản học gì?

Trẻ em Nhật Bản học nhiều môn học quen thuộc như Toán, Khoa học, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Đồ thủ công, Thể dục, Kinh tế gia đình, mã hóa, người máy…

Điểm đặc biệt của hệ thống giáo dục Nhật Bản là họ tập trung vào sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ chứ không chỉ học thuật. Môn nữ công gia chánh dạy các kỹ năng sống cơ bản như nấu ăn, may vá và sửa chữa đồ đạc trong nhà.

Nhưng cũng có một số ngành học đặc biệt không phổ biến đối với các quốc gia khác như về nấu ăn, kỹ năng may vá, thư pháp, v.v. Ngày càng có nhiều trường tiểu học dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. 

Tại sao hệ thống giáo dục Nhật Bản khiến cả thế giới ghen tị? - 5

Một trong những điểm khác biệt nổi bật nhất giữa các trường tiểu học Nhật Bản và Mỹ là sự nhấn mạnh vào đạo đức và luân lý. Các khóa học về các kỹ năng cơ bản như đọc và viết bắt buộc học sinh phải học. Mặt khác, chủ đề về đạo đức có sách giáo khoa riêng và thời gian được chỉ định. Học sinh được dạy rằng, không có câu trả lời đúng hay sai tuyệt đối giống như trong cuộc sống thực. 

Người Nhật muốn trường học dạy một số bài học cuộc sóng chứ không chỉ là lý thuyết khô khan trong sách giáo khoa. Học sinh có thể viết bài nghiên cứu về các chủ đề đạo đức khác nhau và thể hiện thái độ của mình trong mỗi bài tập.

Để kích thích sự sáng tạo của học sinh và truyền cho chúng ý thức phục vụ cộng đồng, trẻ được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa như lễ hội, triển lãm, buổi lễ kỷ niệm, thể thao.

Mặc dù trẻ được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa nhưng nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu giáo dục chính là nâng cao nhận thức và tính tự lập ở trẻ. Trường học xác định rõ ràng rằng, đó không phải là trung tâm thể thao hay tổ chức âm nhạc, vì vậy mục tiêu chính không phải là giúp trẻ thành thạo các hoạt động thể chất hay chơi nhạc cụ. Vì vậy, học sinh có quyền lựa chọn đi học các trường dạy nghề sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc sau 16 tuổi.

Nhật Bản có rất nhiều trường dạy nghề. Trong khi cả thế giới bị ám ảnh bởi một nền giáo dục đại học và bằng cấp thì trường dạy nghề là lựa chọn tuyệt vời cho hầu hết các học sinh không muốn đi học đại học.

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục 20 năm trước là TV, 10 năm trước là game, ngày nay là gì?

Nếu cha mẹ có con cái nghiện điện thoại, họ cần hiểu mấu chốt của vấn đề nằm ở mình chứ không nên đổ thừa cho trẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT DƯƠNG (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN