Tại sao cha mẹ nên ôm con thường xuyên?
Một cái ôm giữa cha mẹ và con cái sẽ mang lại vô vàn những lợi ích cho sức khỏe lẫn tinh thần.
1. Tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc
Tác động tâm lý của những cái ôm là rất lớn, nó không chỉ thúc đẩy lòng tự trọng, cảm giác tự tin ở một đứa trẻ mà còn giúp chúng lạc quan lên rất nhiều. Duy trì thói quen này sẽ làm cho một đứa trẻ cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc.
2. Phát triển sự đồng cảm
Một cái ôm khiến cho con cái cảm thấy cha mẹ đồng cảm với cảm xúc của mình và giúp chúng học cách yêu thương người khác.
3. Ngăn chặn những cơn giận dữ
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng ôm đứa con đang nổi cáu giống như là tán thưởng cho hành vi xấu của chúng, nhưng quan niệm này hoàn toàn không đúng. Một cái ôm giúp tiết ra hormone tình yêu oxytocin, giúp trẻ bình tĩnh lại và giảm bớt căng thẳng.
4. Tạo ra những đứa trẻ thông minh hơn
Trẻ em cần sự kích thích nhiều giác quan khác nhau để phát triển não bộ. Đó là lý do tại sao nên cần có tiếp xúc da với cha mẹ.
Tiến sĩ Seth Pollak và các đồng nghiệp của ông tại Trung tâm Waisman và Khoa Tâm lý học của Đại học Wisconsin ‐ Madison, Mỹ đã tổ chức nghiên cứu và so sánh những đứa trẻ nhận nuôi từ trại trẻ mồ côi với trẻ được nuôi trong gia đình bình thường. Nhóm đầu tiên cho thấy có sự chậm trễ trong kỹ năng vận động, cũng như sự phát triển nhận thức bị suy giảm do thiếu sự tương tác xúc giác.
Một nghiên cứu khác cho thấy việc ôm 15 phút trong 10 ngày sẽ góp phần làm cho trẻ em thông minh hơn. Đây là thói quen đơn giản cần duy trì giữa cha mẹ và con cái.
5. Giúp trẻ phát triển
Các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ thể trẻ em ngừng phát triển nếu chúng thiếu cảm giác ôm ấp với người thân. Mặc dù thực tế là việc phát triển vẫn sẽ xảy ra nếu trẻ nhận đủ lượng vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng này còn được gọi là “thất bại của thành công”.
Lời giải thích cho hiện tượng này khá đơn giản: hormone đặc biệt oxytocin (hormone tình yêu) được giải phóng khi ôm. Đây là hormone mang lại nhiều tác động tích cực đối với cơ thể, có thể kích thích sự tăng trưởng.
6. Giúp trẻ khỏe mạnh
Như chúng tôi đã đề cập hormone oxytocin được giải phóng trong quá trình ôm có rất nhiều lợi ích tích cực. Một trong số đó là giúp trẻ khỏe mạnh và cải thiện hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, oxytocin thúc đẩy làm lành vết thương nhanh hơn và giúp giảm viêm.
7. Tạo mối liên kết mạnh mẽ giữa một đứa trẻ và cha mẹ
Những cái ôm thúc đẩy gia tăng niềm tin trong mối quan hệ giữa trẻ và người khác. Hormone oxytocin giúp làm giảm cảm giác sợ hãi, tăng sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro và sự tin tưởng với người khác. Ngoài ra, nó cũng cải thiện cảm giác an toàn của trẻ em, gắn kết với cha mẹ nhiều hơn.
Là cha mẹ ai không muốn con mình mạnh mẽ, lạc quan ngay cả khi gặp khó khăn. Không phải đứa trẻ nào cũng hình thành được...
Nguồn: [Link nguồn]