Tại sao các cậu bé lại dễ nghiện game khi bước vào tuổi dậy thì?
Các bé trai cần được cha mẹ quan tâm, giáo dục đúng đắn hơn để trẻ không bị cám dỗ quá nhiều bởi game.
Trên thực tế có thể thấy con trai thường nghiện game nhiều cơn con gái, gây ra những hậu quả khó có thể khắc phục được. Việc giúp con tránh nghiện game là điều mà cha mẹ cần phải chú ý.
Trong một cuốn sách của Leonard Sachs – một nhà tâm lý học, bác sĩ lâm sàng người Mỹ tốt nghiệp từ Học viện MIT đề cập tới 4 cái bẫy tăng trưởng trong quá trình lớn lên của một bé trai.
- Môi trường học đường: Không phù hợp với sự phát triển của bé trai.
- Game: Khiến bé trai nghiện và tách biệt khỏi thế giới thực.
- Các chất gây rối loạn nội tiết: Làm chậm sự phát triển trí não và thể chất ở bé trai.
- Sự vắng mặt của người bố: Thiếu vắng hình mẫu người đàn ông trong gia đình, dễ làm bé trai mất phương hướng.
Trong số đó, trò chơi điện tử được xếp vào “cái bẫy lớn thứ 2” và đang trở thành cơn khủng hoảng tăng trưởng mà các bé trai trên toàn thế giới không thể bỏ qua.
Bản chất con trai dễ nghiện game hơn
Các bé trai rất dễ nghiện game, thường vì game mà mâu thuẫn với cha mẹ. Phần lớn những đứa trẻ bỏ nhà đi cũng đều là con trai.
Một cậu bé 9 tuổi ở Thường Châu, Trung Quốc trở nên nghiện game chỉ sau kỳ nghỉ lễ. Người mẹ tức giận xóa hết các trò chơi trong điện thoại. Thấy như vậy, cậu bé phản kháng bằng cách nhảy ra khỏi cửa sổ từ tầng 5. May mắn thay ở tầng 4 có mái che nên không có bi kịch nào xảy ra.
Ngoài ra, trước đó còn có một cậu bé 11 tuổi lén lấy điện thoại của mẹ nạp hơn 40.000 tệ (139 triệu đồng) vào game. Người mẹ tức giận đến suýt lên cơn đau tim, đồng tiền vất vả kiếm được đã bị con trai bà phung phí một cách vô ích.
Alan Rice, giáo sư tâm thần học tại Đại học Stanford, Mỹ quét cộng hưởng từ não của những người đang chơi game để phân tích các thay đổi. Họ phát hiện ra bé trai có khả năng nghiện game cao gấp 2-3 lần so với bé gái.
Điều này là do các cậu bé có khả năng kích hoạt trung tâm hệ thống của não bộ, cho phép chúng nhận thức tốt hơn, biết hành động phối hợp, giỏi trong các trò chơi hơn.
Trong thế giới thực, con trai thường căng thẳng và cuộc sống tương đối nhàm chán. Trong trò chơi, chúng có thể tạm thời thoát khỏi thế giới thực thường bị chèn ép, thể hiện được bản thân nhiều hơn, từ đó có cảm giác được người ta coi trọng.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ estrogen, bé gái có khả năng tự kiểm soát tốt hơn bé trai.
Thấy vậy, có thể bạn sẽ nói con trai còn nhỏ khả năng tự chủ kém, lớn lên sẽ tự khắc từ bỏ. Nhưng thực tế là hầu hết những người bỏ học đại học vì nghiện game đều là con trai.
Dưới sự kỷ luật của cha mẹ và thầy cô, các bé trai vẫn có thể kiểm soát được bản thân, khi vào đại học thì như “ngựa hoang chạy loạn”, tối ngày chơi game, lướt web, cuối cùng không qua môn, lãng phí 4 năm vô ích.
Nghiện game, tác hại ngoài sức tưởng tượng
Nhà nghiên cứu hành vi trẻ em Dimitri Christakis ở Seattle, Mỹ đã phát hiện ra rằng, bộ não của những đứa trẻ nghiện game khác biệt đáng kể so với những đứa trẻ bình thường.
- Thay đổi cấu trúc não bộ
Đối với các bé trai, việc thiếu kết nối giữa não trái và não phải do sự phát triển muộn của thể chai sẽ càng trầm trọng hơn, dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức, rối loạn chức năng dopamine và gia tăng tình trạng nghiện ngập.
- Mất kiểm soát, sinh ra bạo lực
Một nghiên cứu kéo dài 4 năm của Mỹ cho thấy, thanh thiếu niên chơi game càng nhiều thì càng có nhiều khả năng phát triển các hành vi nguy hiểm như nghiện rượu, hút thuốc và bạo lực.
Nội tiết tố ở nam giới là testosterone, khiến não bộ nam giới trở nên bốc đồng và hung hăng hơn nữ giới. Dưới tác động của game trong thời gian dài, các bé trai dễ thay đổi tâm trạng hơn, trở nên bốc đồng và bạo lực.
- Mất đi mục tiêu và động lực sống trong thế giới thực
Trong thế giới trò chơi, trẻ có thể lái những chiếc xe trên đường, sử dụng tùy thích các loại vũ khí, hăng say chiến đấu để giành chiến thắng. Những cảm giác thành tựu này không thể có dễ dàng trong thế giới thực. Kết quả là trẻ thờ ơ với mọi thứ trong thực tế, không quan tâm đến cha mẹ, bạn bè hay tương lai.
Đặc biệt trong học tập, trẻ sẽ mất tính chủ động, không muốn học dù bị cha mẹ thúc giục, đánh đòn. Đây mới là điều đáng sợ nhất, một đứa trẻ mất đi ý thức về giá trị bản thân cũng hoàn toàn mất đi mục tiêu và động lực sống.
Cha mẹ làm gì để giúp đỡ con mình vượt qua việc nghiện game?
Trong thời đại ngày nay, có vô số những trò chơi điện tử hấp dẫn trong điện thoại, máy tính. Khi trẻ lần đầu trải nghiệm được niềm vui của game, chúng dễ dàng bị cám dỗ ngay lập tức.
Vì vậy, nếu trong gia đình có con trai, cha mẹ phải can thiệp kịp thời để giúp con vượt qua giai đoạn khủng hoảng trầm trọng này trên con đường trưởng thành.
- Hạn chế nghiêm ngặt thời gian con chơi game
Để ngăn chặn con cái chơi game, nhiều bậc cha mẹ tịch thu điện thoại di động,c ấm con sờ vào. Trên thực tế, đây không phải là một cách tiếp cận khôn ngoan.
Trong tâm lý học có một từ gọi là "hiệu ứng trái cấm", có nghĩa là cái gì càng bị cấm thì càng khơi dậy ở người ta tính tò mò, ham muốn khám phá và càng muốn có được.
Nếu cha mẹ cấm con chơi game, điều đó sẽ chỉ kích thích sự tò mò của chúng và gây ra tâm lý nổi loạn. Ngay cả khi cấm được một thời gian thì sau này trẻ sẽ nảy sinh tâm lý muốn chơi bù và ngày càng nghiện game hơn.
Các chuyên gia giáo dục khuyên rằng, cha mẹ vẫn cho phép con mình chơi game nhưng cần kiểm soát chặt chẽ thời gian chơi. Họ cũng có thể thỏa thuận với con mình dành một khoảng thời gian cố định hằng ngày để chơi nhưng với điều kiện phải học xong trước, hoặc nếu con tiến bộ trong học tập có thể thưởng thêm thời gian chơi.
- Bầu bạn với con nhiều hơn, đặc biệt là người cha
Trong nhiều trường hợp, trẻ chơi game vì không có gì thỏa mãn và hấp dẫn hơn game trong thực tế. Vì vậy, cha mẹ phải bầu bạn với con mình càng nhiều càng tốt, đặc biệt là người cha phải tham gia.
Bởi vì cảm giác an toàn của bé trai đến từ mẹ, và cảm giác được công nhận đến từ cha. Người cha nên làm tấm gương để coi mình noi theo và thay đổi.
- Khuyến khích con nhiều hơn
Do sự khác biệt trong sự phát triển của thể chai, các bé trai có sự phát triển muộn hơn các bé gái. Con trai dễ nghiện game không phải quá ham vui mà vì không tìm được sự công nhận trong thực tế.
Cơ chế phần thưởng tức thì trong trò chơi có thể khiến các cậu bé cảm thấy mình có thành tích và năng lực.
Vì vậy, cha mẹ nên khẳng định và khuyến khích sự tiến bộ của con mình dù chỉ là một chút. Một lời động viên, một cái nhìn khẳng định, một bữa ăn ngon hiệu quả hơn nhiều so với chiến thắng trong một trò chơi.
Khi con cái không được tương tác với người cha trong thời gian dài, nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực tới tâm lý đứa trẻ.
Nguồn: [Link nguồn]