Tác hại nghiêm trọng khi bố mẹ can thiệp quá mức lúc con cái đang học

Sự kiện: Dạy con

Việc giám sát hay kèm con cái học nếu thực hiện không đúng cách sẽ khiến con cái ngày càng không hứng thú tới chuyện học nữa.

Có không ít bố mẹ than phiền mỗi khi nhắc tới vấn đề bài tập về nhà của con cái. Họ không hiểu tại sao con mình mỗi khi ngồi vào bàn lại chẳng bao giờ tập trung quá 15 phút, cứ quay ngang quay dọc rồi lơ đãng mơ màng đủ kiểu.

Con gái của cô Trương năm nay học lớp 2. Sau khi đi học về, vào mỗi buổi tối cô đều phải thúc giục con gái chuyện làm bài tập về nhà. Điều này trở thành một nỗi phiền phức khiến cô không biết kể cho ai.

Mỗi khi ngồi vào bàn, con gái cô đều lấy cớ đau đầu rồi tới đau bụng. Cô liên tục thúc giục con gái làm bài nhưng khi viết được vài chữ, cô bé lại hỏi han mẹ mình liên tục, hoàn toàn không tập trung. Chính vì thế, chỉ có vài bài tập nhưng suốt cả buổi tối con gái cô vẫn không làm xong. Điều này khiến cô rất bực mình nhưng không biết phải giải quyết như thế nào.

Những điều bố mẹ làm ảnh hưởng tới việc học của con

Đôi khi những hành vi không phù hợp của bố mẹ cũng có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của con cái, khiến chúng không có hứng thú làm bài tập về nhà.

Tác hại nghiêm trọng khi bố mẹ can thiệp quá mức lúc con cái đang học - 1

- Liên tục chỉ ra lỗi sai và sửa giúp trẻ

Khi bố mẹ kèm con cái học bài, họ nóng lòng muốn sửa lỗi sai của con cho nhanh. Trên thực tế điều này lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảm xúc của trẻ khi làm bài.

Trẻ cần có thời gian tập trung suy nghĩ nghiêm túc để làm bài, việc bố mẹ bắt lỗi liên tục sẽ làm gián đoạn việc học. Mặt khác, điều này còn khiến trẻ dần mất đi sự tự tin và hứng thú trong học tập.

- Luôn làm phiền trẻ

Khi trẻ đang làm bài, một số bố mẹ liên tục hỏi con mình như “bài tập có khó không con”, “ở trường con có hòa đồng với bạn bè không”…

Bố mẹ làm phiền con cái với những câu hỏi nhàm chán hỏi đi hỏi lại mỗi ngày sẽ khiến trẻ vừa không thể tập trung, vừa mất hứng thú học.

- Xem TV, chơi game trêm điện thoại di động

Một số bố mẹ thường dùng điện thoại khi đang kèm con học bài hoặc thản nhiên bật TV tiếng to khi trẻ đang học. TV hay điện thoại đều là những thứ thu hút trẻ con, khiến chúng khó có thể tập trung học được.

Hơn nữa, hành vi này của bố mẹ cũng sẽ làm tăng tâm lý nổi loạn của con cái, khiến trẻ cảm thấy sự bất công khi mình đang phải vật lộn với đống bài tập khó khăn còn bố mẹ thảnh thơi chơi game.

Bố mẹ cần làm gì để giúp con tập trung hơn khi làm bài tập về nhà?

Bất cứ hành động nào của bố mẹ cũng đều có những ảnh hưởng nhất định tới con mình. Vì thế, nếu muốn tốt cho con cái, bố mẹ cần tạo điều kiện để trẻ có thể tập trung học, tích cực hỗ trợ trong trường hợp cần, không thúc giục con học một cách cưỡng ép tiêu cực.

Tác hại nghiêm trọng khi bố mẹ can thiệp quá mức lúc con cái đang học - 2

- Tạo môi trường học tập tốt cho trẻ

Bố mẹ phải đảm bảo nơi làm bài của con sạch sẽ, ngăn nắp, kê bàn học phù hợp với chiều cao của con. Đồng thời, bố mẹ có thể tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái cho con học.

- Trở thành tấm gương cho trẻ

Bố mẹ có thể trở thành tấm gương để con cái noi theo, chẳng hạn khi con cái học bài, bố mẹ cũng có thể học thứ gì đó hoặc đọc sách, tạo môi trường yên tĩnh và không khí học tập trong nhà.

- Trau dồi khả năng học tập độc lập của trẻ

Bố mẹ không thể lúc nào cũng túc trực bên cạnh con cái để nhắc nhở mỗi ngày. Khi trẻ lớn dần, chúng sẽ có mong muốn có một không gian học tập và sinh hoạt riêng. Việc bố mẹ trau cho con cái quyền được học tập một cách tự chủ sẽ là điều nên làm.

Tóm lại, khi bố mẹ càng cằn nhằn con cái trong vấn đề học tập, trẻ càng cảm thấy việc học rất áp lực và nhàm chán. Khi không còn bị bố mẹ kiểm soát nhiều, không bị quá áp lực, trẻ có thể bình tĩnh và học hành nghiêm túc hơn. Việc con cái không thích làm bài tập về nhà là một hiện tượng rất bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần tìm ra yếu tố không có lợi cho việc tập trung học của trẻ và giải quyết là được.

Làm thế nào bố mẹ khiến trẻ lười biếng trở nên tự giác hơn

Hiểu được nguyên nhân con mình lười biếng, bố mẹ sẽ biết cách khắc phục và có phương pháp giúp con cái trở nên siêng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN