Tác động to lớn của người cha tới tâm lý trẻ: Đừng phó thác việc dạy con cho người mẹ

Sự kiện: Dạy con

Khi con cái không được tương tác với người cha trong thời gian dài, nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực tới tâm lý đứa trẻ.

Trong nhiều gia đình hiện nay, việc giáo dục con cái thường do người mẹ gánh vác. Mẹ là người chăm sóc cho con cái từ miếng ăn cho tới giấc ngủ, đưa con đi học, đi họp phụ huynh, đồng hành cùng con bên cạnh mọi lúc mọi nơi. Trong khi đó, người cha chịu trách nhiệm về kinh tế, tập trung kiếm tiền nuôi gia đình.

Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành của con cái, vai trò của người cha là không thể thay thế. Kết quả nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ cho thấy tính tự lập của một người đến từ cảm giác an toàn và sức mạnh mà người cha mang lại.

Tác động to lớn của người cha tới tâm lý trẻ: Đừng phó thác việc dạy con cho người mẹ - 1

Tính cách của con cái không tách khỏi sự định hình từ người cha

Hình ảnh người cha mạnh mẽ, phóng khoáng, gánh vác trách nhiệm của gia đình hình thành nên tính cách mạnh mẽ, dũng cảm cho con cái.

Những đứa trẻ có cha đồng hành thường xuyên có thể bị ảnh hưởng bởi sự thông thái, hài hước, lạc quan và mạnh mẽ của cha mình. Đây là mấu chốt để định hình tính cách của trẻ ngay từ nhỏ.

Nhà tâm lý học người Mỹ Mike Gorkin từng thực hiện một cuộc khảo sát và nghiên cứu, ông so với những đứa trẻ tiếp xúc với cha hơn 2 giờ mỗi ngày, chúng rõ ràng hoạt bát, vui vẻ, có kỹ năng giao tiếp tốt hơn so với những đứa trẻ chỉ tiếp xúc với cha không quá 6 giờ/tuần.

Ngược lại, những đứa trẻ thiếu vắng cha trong thời gian dài dễ lo lắng, tự ti, tự chủ kém, hay có hành vi bạo lực do sự thiếu thốn tình cảm, mắc “hội chứng thiếu cha”.

Từ góc độ tâm lý, những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ bị rối loạn cảm xúc, dễ bị trầm cảm.

Tác động to lớn của người cha tới tâm lý trẻ: Đừng phó thác việc dạy con cho người mẹ - 2

Thói quen tốt của con cái liên quan rất nhiều tới người cha

Trong gia đình, sự dịu dàng của người mẹ có thể giúp đứa trẻ trở nên tốt bụng, tế nhị, biết quan tâm mọi người. Trong khi đó, người cha có xu hướng áp dụng các quy tắc rõ ràng, yêu cầu con cái phải tuân thủ, điều này giúp đứa trẻ hình thành ý thức về quy tắc và khuôn phép, hình thành thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt.

Ngoài ra, những tiêu chuẩn cao và yêu cầu khắt khe của người cha có tính răn đe đối với con cái nhiều hơn so với người mẹ. Khi trẻ gặp các vấn đề như lười vận động, người cha có thể giúp trẻ tự nhận thức và điều chỉnh hành vi một cách có ý thức, từ đó nâng cao khả năng tự chủ tốt hơn.

Tầm nhìn, tư duy của trẻ được củng cố từ người cha

Bất kể con trai hay con gái, chúng sẽ bắt chước hành vi và thái độ của cha mình một cách vô thức. Dưới ảnh hưởng của một người cha lịch thiệp, rộng lượng, văn minh và kỷ luật, con cái sẽ luôn đòi hỏi ở mình những tiêu chuẩn cao hơn.

So với mẹ, người cha chịu trách nhiệm kiếm tiền nên việc giao tiếp ngoài xã hội sẽ rộng hơn. Vì thế, người cha sẽ đưa ra những góc nhìn, tư duy tiến bộ, vượt qua giới hạn phạm vi gia đình, cho phép con cái nhìn thế giới bằng một góc nhìn mới mẻ hơn.

Vì vậy, trong quá trình giúp trẻ đạt được mục tiêu xã hội hóa, vai trò của người cha là không thể thay thế. 

Tác động to lớn của người cha tới tâm lý trẻ: Đừng phó thác việc dạy con cho người mẹ - 3

Người cha cần làm gì để giúp đỡ con mình?

Hiện nay, sự thiếu vắng vai trò của người cha trong giáo dục gia đình đã làm gia tăng mâu thuẫn gia đình ở một mức độ nhất định.

Ví dụ, cha mẹ có quan điểm khác nhau về giáo dục, giao hết trách nhiệm nuôi dạy con cái cho người mẹ có thể khiến người mẹ tủi thân và chịu nhiều áp lực.

Người cha có thể tham khảo những việc dưới đây để giúp đỡ con mình:

- Thay đổi suy nghĩ và quan niệm lỗi thời

Trước hết, các ông cha cần xác định rõ rằng, việc giáo dục con cái không phải là giúp đỡ người vợ mà là việc của chính mình.

Người cha cần quan tâm nhiều hơn tới con cái mình, mang tới sự đồng hành chất lượng cao bên vợ con. Điều này đòi hỏi nỗ lực ở 2 khía cạnh: một mặt là nâng cao kiến ​​thức giáo dục của bản thân, mặt khác là tích cực thể hiện tình cha con bằng nhiều cách khác nhau để con cái cảm thấy mình được yêu thương.

Nói cách khác, người cha cần thực sự cống hiến hết mình vì gia đình và giáo dục con cái, thay vì “xuất hiện với tư cách khách mời” một cách tùy hứng.

- Đồng hành cùng con

Hãy để trò chơi trở thành một phương thức giao tiếp hiệu quả để gắn kết mối quan hệ cha mẹ con cái, vốn là lợi thế vốn có của người cha.

Tương tác khi chơi trò chơi giữa người cha và con cái có thể khiến trẻ cảm nhận được sự ấm áp, tình yêu thương nhiều hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Dạy con trên bàn ăn sao cho đúng? Trẻ thành hay bại, giàu hay nghèo cũng từ đây mà ra

Trên bàn ăn, có một số chi tiết có thể phơi bày tính cách của một người. Vì thế, cha mẹ cần chú trọng tới việc dạy con mình nên ăn uống như thế nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN