Sự khác biệt quá rõ ở đứa trẻ được đón sớm và đón muộn, 10 năm sau mẹ mới biết thì quá muộn
Ngay từ bây giờ khi cho con đi học, mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây.
Khoảng thời gian lên lớp với trẻ là khoảng thời gian tuyệt vời vì con vừa thu nạp được kiến thức lại kết thân được với nhiều bạn bè, thầy cô... Tuy nhiên thực tế nhiều đứa trẻ phải thổ lộ rằng điều chúng cảm thấy hạnh phúc nhất trong ngày là khi được bố mẹ đón tan học. Và chuyện đón sớm hay muộn cũng vô cùng quan trọng, đem lại cho trẻ cảm xúc hoàn toàn khác qua 2 tình huống dưới đây.
Chị Lệ (Trung Quốc) chia sẻ câu chuyện xảy đến với chính gia đình của chị. Chị có 2 người con, 1 con trai lớn và 1 em gái nhỏ. Bình thường chị luôn là người đón con gái nhỏ tan học và đón khá sớm nhưng một hôm vì bận việc, chị phải nhờ con trai lớn đi đón em.
Cậu con trai lớn khi đi đón em lại đến khá muộn khiến cho cô em gái một phen "khóc hết nước mắt". Camera ghi lại cho thấy cô gái bé nhỏ một mình đứng chờ anh trai đến đón tan học, khi nhìn thấy bạn học lần lượt được ra về còn mình thì không có ai tới đón, cô bé cảm thấy khó chịu và bỗng bật khóc trong giây phút nhìn thấy anh trai. Cảm giác trống vắng, đứng 1 mình ở trường vừa sợ hãi vừa lo lắng đã khiến cho cô bé bị vỡ òa khi thấy anh đến.
Người anh trai vội vàng chạy đến bên em, an ủi, vỗ về để em ngừng khóc và hứa rằng lần sau sẽ không bao giờ đón muộn, để em gái một mình nữa. Cô em gái cũng vì thế mà ngừng khóc và tha thứ cho anh trai, ôm cổ ảnh rất lâu để xua tan bớt cảm giác sợ hãi.
Cũng là một câu chuyện khác xảy ra tại một trường mẫu giáo ở Hồ Bắc. 1 cậu bé 3 tuổi đang xếp hàng cùng các bạn học của mình để chờ phụ huynh đến đón. Khi cậu bé ngẩng đầu lên đã nhìn thấy mẹ đứng cách đó không xa, khuôn mặt vốn đang chán nản và mệt mỏi của cậu bé bỗng dưng rạng rỡ, vui mừng.
Cậu nhóc thậm chí còn giơ cao tay, vẫy mạnh để gọi mẹ và hét lên trong sung sướng khi được mẹ đón tan học còn các bạn thì vẫn đứng đó. Theo người mẹ, đứa trẻ hẳn đã rất vui khi được mẹ đón tan học sớm hơn so với các bạn.
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều ví dụ minh họa khác cho thấy sự khác biệt rõ rệt của một đứa trẻ khi được bố mẹ đón tan học sớm và muộn
Sự khác biệt giữa đứa trẻ được bố mẹ đón tan học sớm và muộn
Hầu hết các trường mẫu giáo tan học vào học 4h-5h chiều nhưng thời gian đó, bố mẹ vẫn phải đi làm. Thậm chí, có những ông bố bà mẹ đến 7h tối vẫn mải mê công việc chưa thể đến trường đón con.
Đứa trẻ trong những gia đình này sẽ phải chờ cha mẹ đến đón sau giờ học.
Việc đón con muộn hiện nay rất phổ biến ở các thành phố lớn. Nhưng có bao nhiêu phụ huynh một lần suy nghĩ nghĩ về vấn đề này: Mẹ có biết những đứa trẻ được đón sớm sau giờ học ở trường mẫu giáo, và những đứa trẻ đang hồi hộp, trông ngó chờ đợi cha mẹ đến đón sau giờ học…. Khoảng cách giữa hai đứa trẻ là rất rõ ràng sau 10 năm.
Theo SH, một nhà nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện một cuộc khảo sát. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy những đứa trẻ thường được đưa đón sớm thì khi lớn sẽ tự tin hơn. Trong khi đó, những đứa trẻ bị bố mẹ đó muộn thường rất nhạy cảm. Tuy nhiên, tính cách này sẽ dần xuất hiện sau 10 năm, khi đó cha mẹ nghĩ rằng tính cách này là do con mình sinh ra đã thế sẵn.
Nhiều người cho rằng trẻ con “biết gì”. Vậy nhưng bé lại vô cùng nhạy cảm. Việc đến trường mẫu giáo sẽ là cột mốc đầu tiên khi con rời xa cha mẹ trong một thời gian dài. Bố mẹ luôn đến đón muộn sẽ khiến trái tim bé quặn thắt mỗi khi thấy một bạn được về trước mình, dần dần cảm thấy rằng bố mẹ không yêu mình. Bóng tối ngoài trời càng ập xuống, sự cô đơn và lo lắng của con càng tăng. Nỗi tủi thân tâm lý ấy khó có thẻ được bù đắp bằng một gói bim bim, hay một món đồ chơi.
Thực tế dù buổi học có vui vẻ đến bao nhiêu thì sau khi kết thúc buổi học, trái tim và ánh mắt của trẻ đều mong đến một điều đó là cha mẹ. Khoảnh khắc cha mẹ xuất hiện đưa trẻ về có lẽ khiến chúng vui và hạnh phúc nhất. Chính vì vậy, việc đón trẻ dù chậm một vài phút thôi cũng khiến chúng đối mặt với cảm giác lạc lõng, cô đơn, dần dần trở thành nỗi thất vọng, buồn bã và thậm chí còn trở nên trầm cảm.
Với trẻ tiểu học, con đã có ý thức hơn, hiểu rõ hơn công việc của bố mẹ thì mọi thứ sẽ đơn giản. Tuy nhiên với bé ở độ tuổi mẫu giáo, cho dù bố mẹ bận rộn đến đâu, tuyệt đối cũng đừng bỏ rơi con.
Chuyện đón trẻ sớm và đón trẻ muộn rất khác nhau đối với sự phát triển và tác động tâm lý trẻ nhỏ. Nhiều trường mẫu giáo trên thế giới thậm chí còn đề ra việc phạt tiền phụ huynh nếu cố ý để con ở lại trường quá muộn.
Với tư cách là cha mẹ, ai cũng mong muốn con được lớn lên tốt nhất. Vì vậy dù bận rộn hãy cố gắng đón con đúng giờ, và nếu có muộn thì cũng đừng để việc đó thành thường xuyên và hãy thông báo trước cho bé để con có được tinh thần tốt hơn. Khi đưa trẻ đến trường, các bậc cha mẹ hãy hiểu tầm quan trọng của việc đón trẻ đúng giờ, tuyệt đối không nên là người đón sau cùng.
Bên cạnh đó, khi đón con, cha mẹ cũng nên thực hiện những điều sau:
1. Giao tiếp nhiều hơn với giáo viên
Hãy trò chuyện với giáo viên khi đón trẻ để cập nhật và hiểu rõ hơn những hoạt động và trạng thái của trẻ như thế nào khi đến trường.
Nếu cha mẹ cảm thấy không tiện để nói chuyện trước mặt trẻ, cha mẹ có thể thường xuyên liên lạc với giáo viên qua điện thoại hoặc thông qua các mạng xã hội. Điều này không những giúp cha mẹ dễ dàng cập nhật những hoạt động của con mà còn giúp thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ và giáo viên, từ đó, tránh được các hiểu lầm hay mâu thuẫn không đáng có giữa phụ huynh và giáo viên.
2. Cung cấp năng lượng tích cực cho trẻ
Một số cha mẹ sẽ luôn hỏi con họ sau giờ học: Hôm nay cô giáo có phạt con không? Hay có bạn nào bắt nạt con không?,... Tuy nhiên, đây không phải là một việc được khuyến khích. Những câu hỏi mang tính tiêu cực như thế sẽ khiến trẻ có cái nhìn không tốt về trường lớp của mình. Bên cạnh đó, những câu hỏi tiêu cực về các bạn khác trong lớp cũng khiến trẻ trở nên kiêu ngạo và xem thường các bạn.
Điều cha mẹ nên làm là truyền cho con những năng lượng tích cực để con có một cái nhìn lạc quan hơn về trường lớp - nơi mà con gắn bó mỗi ngày.
Sự nuông chiều của cha mẹ đôi khi là con dao hai lưỡi khiến trẻ không những không ngoan ngoãn nghe lời mà còn trở nên bướng bỉnh, ảnh hưởng đến tính cách sau này.
Nguồn: [Link nguồn]