Sự hối hận của một học sinh thi trượt đại học: “Ước mơ của tôi bị điện thoại cướp mất”
Chỉ vì nghiện điện thoại mà thành tích của một nam sinh tụt dốc không phanh, cuối cùng rớt đại học.
Kết quả kỳ thi đại học ở Trung Quốc đã được công bố, có người vui mừng, có người buồn bã. Một cư dân mạng ở Trung Quốc chia sẻ, năm nay con của họ hàng cô chỉ thi đạt được 400/750 điểm, bị rớt đại học.
Sau khi vào cấp 3, nam sinh với lý do tìm tài liệu học tập đã yêu cầu gia đình mua cho mình một chiếc điện thoại. Thế nhưng, cậu lại dùng điện thoại để lén đọc truyện, chơi game, thậm chí bị thầy cô bắt gặp vài lần ngay tại lớp.
Vốn dĩ cậu học tại một trường chuyên, thành tích tốt nhưng cuối cùng không có cơ hội vào được đại học ưng ý, chỉ còn cách đăng ký ôn thi lại. Cậu chia sẻ: “Ước mơ của tôi bị điện thoại cướp mất”.
Ảnh minh hoạ.
Nhà triết học người Hy Lạp Aristotle từng nói: “Thỏa mãn ham muốn bản thân là tai hoạ lớn nhất”.
Tác hại của việc dùng điện thoại quá mức
Có người từng nói rằng: "Phá huỷ một đứa trẻ, cũng như trao cho nó một chiếc điện thoại, để nó đắm chìm trong thế giới ảo vô tận, như một con tàu đi lạc giữa màn sương mù, mất đi ngọn hải đăng chỉ dẫn".
Điện thoại không chỉ khiến trẻ em quên mất cái đẹp của cuộc sống đời thường, quên mất sự tương tác và trò chuyện với gia đình, bạn bè, quên mất lý tưởng ban đầu của việc theo đuổi ước mơ. Nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tâm lý và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.
- Mỏi mắt và suy giảm thị lực
Nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại trong thời gian dài, mắt phải liên tục điều chỉnh tiêu cự, rất dễ dẫn đến mỏi mắt. Ánh sáng xanh từ màn hình cũng có hại cho mắt, tiếp xúc lâu dài sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm thị lực, tăng nguy cơ cận thị.
- Vấn đề cột sống cổ và lưng
Khi cúi xuống dùng điện thoại, cột sống cổ phải chịu áp lực cao, lâu dài có thể dẫn đến biến dạng cột sống cổ, thậm chí gây ra bệnh thoái hóa cột sống cổ. Đồng thời, ngồi lâu một chỗ dùng điện thoại cũng sẽ gây gánh nặng cho cột sống lưng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về cột sống lưng.
- Chất lượng giấc ngủ kém
Dùng điện thoại trước khi ngủ sẽ khiến não bộ ở trạng thái kích thích, ảnh hưởng đến việc đi vào giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại cũng sẽ ức chế tiết ra hormone melatonin, càng làm rối loạn giấc ngủ.
- Giao tiếp xã hội và sức khỏe tâm lý
Quá phụ thuộc vào điện thoại có thể làm giảm khả năng giao tiếp trong cuộc sống thực, xa lánh với người khác. Chìm đắm trong thế giới ảo có thể làm giảm mức độ hài lòng với cuộc sống thực, dẫn đến các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm.
- Suy giảm khả năng tập trung và trí nhớ
Liên tục xem thông báo và thông tin trên điện thoại sẽ làm gián đoạn sự tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và học tập. Lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến sự phân tán chú ý, suy giảm trí nhớ.
Một khi trẻ em tiếp xúc với điện thoại từ sớm, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ.
Cha mẹ nên làm gì để giúp con mình không nghiện điện thoại?
Những hình ảnh đầy màu sắc và thay đổi nhanh chóng trên màn hình điện thoại khiến trẻ khó có thể kháng cự sức hấp dẫn này, dần dần bỏ qua vẻ đẹp của sách và niềm vui của việc học tập. Vì vậy, cha mẹ cần có những biện pháp đối phó với tình trạng này.
- Cha mẹ làm gương
Cha mẹ là giáo viên đầu tiên của trẻ, trẻ thường sẽ bắt chước hành vi của cha mẹ. Vì vậy, nếu muốn trẻ trở nên tự giác, cha mẹ phải làm gương và hướng dẫn trẻ xây dựng những giá trị đúng đắn. Cha mẹ hãy giúp con mình hiểu rằng, điện thoại chỉ là một phần của cuộc sống, chứ không phải là toàn bộ cuộc sống.
- Thiết lập các quy tắc rõ ràng về sử dụng điện thoại
Đặt ra các quy tắc rõ ràng có thể giúp trẻ hình thành thói quen sử dụng điện thoại tốt, tránh sự phụ thuộc quá mức. Việc thiết lập và thực thi các quy tắc này cần sự nhất quán và kiên định của cha mẹ.
Ví dụ:
Không được sử dụng quá 1 giờ mỗi ngày, chỉ được sử dụng sau khi hoàn thành bài tập hoặc vào cuối tuần, phải nghiêm túc thực hiện.
- Cung cấp các hoạt động thay thế
Hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động khác thú vị và có lợi như thể thao ngoài trời, đọc sách, sáng tạo nghệ thuật, v.v. Đồng thời, cha mẹ cùng trẻ tham gia những hoạt động này sẽ giúp tăng cường mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ nhận thức được ưu và nhược điểm của điện thoại, rèn luyện ý thức tự kỷ luật cho chúng. Giúp trẻ hiểu rằng mặc dù điện thoại cung cấp nhiều thông tin và nguồn giải trí phong phú, nhưng việc sử dụng quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến việc học tập.
Nguồn: [Link nguồn]
Đằng sau sự sa sút của con cái là 3 nguyên nhân phổ biến mà bậc cha mẹ nào cũng cần biết khi dạy con.