So với việc đánh đập, mắng mỏ, con cái sợ cha mẹ làm 8 điều này hơn
Những điều này không chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy sợ hãi mà chúng còn chán ghét, giữ khoảng cách với cha mẹ mình hơn.
Nỗi sợ hãi lớn nhất của một đứa trẻ thường liên quan tới cha mẹ chúng. So với việc sợ hãi về nỗi đau thể xác do bị đánh đập hay nỗi đau tinh thần do bị mắng mỏ, trẻ còn sợ một số thứ khác. Cha mẹ nên lưu ý hơn về những hành vi vô tình của mình nhưng lại có hại cho con cái dưới đây.
1. Cha mẹ cãi nhau
Một tổ chức nghiên cứu tâm lý trẻ em đã từng thực hiện cuộc khảo sát trên hơn 3.000 trẻ em trong độ tuổi đi học. Khi hỏi những đứa trẻ này rằng “con sợ điều gì ở cha mẹ”, phần lớn các câu trả lời là “con sợ cha mẹ cãi nhau nhất, đặc biệt là đánh nhau”.
Có một đứa trẻ trả lời thêm rằng: “Con sợ nhất là lúc bố giận. Trông ông ấy cực kỳ đáng sợ. Lúc đó, mẹ con khóc rất nhiều, còn con thì sợ hãi như một con chuột nhỏ, tim đập thình thịch, không dám ăn cơm”.
2. Cha mẹ tức giận
Cha mẹ nổi giận với con cái thực sự khiến đứa trẻ rất sợ hãi. Lúc này, đứa trẻ vì sợ hãi mà ngoan ngoãn nghe theo lời cha mẹ. Cũng có đứa trẻ đứng hóa đá, bất động, khóc và mặc kệ những lời cha mẹ như đang “gào thét” bên tai mình.
Một số đứa trẻ thì bắt chước theo hành động của cha mẹ, cũng tức giận theo, ném đồ đạc khắp nhà.
Trẻ em rất nhạy cảm với cảm xúc của cha mẹ. Khi cha mẹ mất bình tĩnh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của con cái. Tuy nhiên, trẻ vẫn không thể tìm ra lý do tại sao cha mẹ lại mất bình tĩnh như vậy và không hiểu mình đã làm gì sai.
Nếu có thể, tốt nhất cha mẹ nên cảnh báo con cái trước khi mất bình tĩnh, chẳng hạn như “bây giờ tâm trạng của mẹ không tốt, con không nên làm…”, “nếu con tiếp tục làm như vậy, mẹ sẽ tức giận và không kìm chế được cảm xúc của mình”.
3. Cha mẹ thiên vị
Cha mẹ thiên vị sẽ để lại những tổn thương không thể xóa nhòa trong tâm trí của một đứa trẻ. Nhiều đứa trẻ thắc mắc rằng, tại sao cùng một cha mẹ, sống chung dưới mái nhà nhưng anh chị em của mình lại được cha mẹ yêu thương nhiều hơn, điều này dần dần khiến trẻ có cảm giác bị hắt hủi, bỏ rơi trong chính gia đình của mình.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sự thiên vị của cha mẹ có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ, dẫn đến các vấn đề về hành vi ở trẻ em, thanh thiếu niên và thậm chí cả tuổi trưởng thành. Ngay cả khi con cái lớn lên sống xa nhà trong nhiều năm và xây dựng gia đình riêng.
4. Cha mẹ hay nói dối
Một số cha mẹ thường thích hứa một điều gì đó để con cái chịu học, nhưng khi con cái chăm chỉ học rồi họ lại không chịu thực hiện và viện đủ mọi lý do.
Ví dụ, một số cha mẹ nói “con làm bài xong mẹ cho xem TV”, nhưng sau khi con làm xong thì cha mẹ lại giao những bài khác để con tiếp tục học.
Cha mẹ cần hiểu rằng, một khi không giữ được chữ tín, điều đó không chỉ ảnh hưởng tới hình ảnh của mình trong mắt con cái mà còn không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ.
Cha mẹ quen nói dối sẽ khiến con mình bắt chước theo, trở thành một người không đáng tin cậy, hay bịp bợm, nói dối, khiến chúng không có bạn bè sau này.
5. Cha mẹ không thích bạn bè của con mình
Khi trẻ lớn lên, chúng luôn muốn có được một vài người bạn chân thành, có thể chia sẻ buồn vui với mình. Tuy nhiên, một số cha mẹ lại không thích bạn bè của con mình vì nhiều lý do như ích kỷ, không lịch sự, hay tính toán…
Nếu cha mẹ luôn tỏ thái độ ghét bỏ bạn bè của con mình, chắc chắn điều này sẽ khiến trẻ ghét cha mẹ hơn, khoảng cách 2 bên ngày càng xa cách.
6. Cha mẹ hay so sánh
Trong cuộc sống thực tế, cha mẹ thường so sánh khuyết điểm của con mình với ưu điểm của những đứa trẻ khác. Thậm chí họ còn thay phổi phồng quá mức, muốn con mình nhìn vào đó làm tấm gương noi theo, nhưng thực tế lại khiến đứa trẻ cảm thấy chán ghét hành động này của cha mẹ.
Mỗi đứa trẻ đều có ưu và nhược điểm của riêng mình, không thể đánh giá con mình chỉ dựa vào một vài khía cạnh.
7. Cha mẹ chê trách trẻ trước mặt người khác
Khi họ hàng, người thân tụ tập lại, họ thường nói chuyện với nhau về chủ đề con cái. Vào lúc này, một số cha mẹ cứ thích phơi bày khuyết điểm của con mình trước mặt mọi người, họ phàn nàn, chỉ trích và xem đây là cách giáo dục con cái.
Điều này sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy xấu hổ, lòng tự trọng bị tổn thương và dần xa cách, ghét bỏ cha mẹ hơn.
8. Cha mẹ thờ ơ trước những thắc mắc của con cái
Tò mò là bản chất tự nhiên của con người, đặc biệt là trong thời thơ ấu, khi tính tò mò của một đứa trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Nhưng nhiều bậc cha mẹ không chú ý tới vấn đề này, khiến họ không trở thành người thầy đầu tiên trong cuộc đời của con cái.
Trước những thắc mắc có phần ngộ nghĩnh, kỳ lạ của con cái, một số cha mẹ cảm thấy rất phiền phức, không trả lời hoặc chỉ nói một cách qua loa. Trẻ tuy còn nhỏ nhưng có thể cảm nhận được thái độ của cha mẹ. Sự thờ ơ của cha mẹ sẽ khiến chúng nghĩ mình tốt hơn không nên hỏi những câu như vậy nữa.
Bàn tay được ví như “bộ não thứ 2” của con người, nếu nó được tác động đúng cách, IQ của trẻ sẽ được cải thiện.
Nguồn: [Link nguồn]