Số lượng phó giáo sư tăng mạnh là sự háo danh của một bộ phận giảng viên

Sự kiện: Giáo dục

“Hiện nay một bộ phận cán bộ, giảng viên “dùng mọi cách” để được phong hàm giáo sư, phó giáo sư. Đó chính là bằng chứng của việc háo danh và giải quyết “khâu oai””, TS Lê Viết Khuyến cho hay.

Ngày 31/01/2018 và 01/02/2018, tại Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) nhiệm kỳ 2014-2019 đã họp Kỳ họp lần thứ VII. Tại Kỳ họp HĐCDGSNN đã xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.

Số lượng phó giáo sư tăng mạnh là sự háo danh của một bộ phận giảng viên - 1

Số lượng phó giáo sư tăng mạnh là sự háo danh của một bộ phận giảng viên (ảnh minh họa)

Có nhiều ý kiến cho rằng năm 2017 "bão" chức danh Giáo sư và Phó giáo sư, con số thật đáng bất ngờ với hàng nghìn ứng viên được phong hàm. Cụ thể, năm 2017, tổng số người đạt chức danh giáo sư và phó giáo sư là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.

Lí giải điều này, đại diện Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết, số lượng giáo sư và phó giáo sư năm 2017 tăng mạnh là do thời hạn nộp hồ sơ kéo dài hơn 6 tháng so với những năm trước. Vì thế nên các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm.

Tâm lý chung nữa là năm nay có sự thay đổi về quy chế phong giáo sư, phó giáo sư nên các ứng viên mong muốn mình đi về "chuyến tàu chót mang số hiệu 174 - (quyết định 174)".

Nhiều người tỏ ra lo lắng với chất lượng giáo sư và phó giáo sư khi con số đột ngột tăng mạnh như năm 2017. Liên quan đến vấn đề này, PV đã có cuộc trò chuyện cùng TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT).

TS Lê Viết Khuyến cho hay: “Đúng là nhiều người tỏ ra lo ngại với con số giáo sư, phó giáo sư tăng 60% so với những năm trước. Còn cá nhân tôi, tôi cho rằng đó là con số không bình thường. Hoạt động giảng dạy hay chất lượng các bài khoa học của chúng ta thế nào trong năm qua thì chúng ta là người rõ hơn ai hết. Thành tích khoa học đóng góp cho đất nước  thì còn quá hạn chế.

Chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, hiện nay một bộ phận cán bộ, giảng viên “dùng mọi cách” để được phong hàm giáo sư, phó giáo sư. Đó chính là bằng chứng của việc háo danh và giải quyết “khâu oai”.

Tôi nghĩ rằng, Bộ GD&ĐT nên trả việc công nhận giáo sư, phó giáo sư cho các trường. Các cơ sở giáo dục tự đặt ra tiêu chuẩn với giáo sư riêng gắn với uy tín riêng của trường. Đương nhiên, để mọi người tâm phục, khẩu phục chắc chắn các trường sẽ đưa ra bộ tiêu chí cao hơn quy định tiêu chuẩn tối thiểu của Bộ GD&ĐT hiện nay.

Hiện nay, ở các nước  có nền giáo dục tiên tiến họ không công nhận giáo sư như Việt Nam mà các học hàm này đều gắn với tên tuổi của các cơ sở giáo dục. Tất nhiên khi không còn đóng góp thì chức danh đó cũng đươc bỏ chứ không suốt đời như ở Việt Nam”.

Số lượng phó giáo sư tăng mạnh là sự háo danh của một bộ phận giảng viên - 2

TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT)

TS Lê Viết Khuyến chũng cho biết thêm: “Ngoài ra, chức danh giáo sư hay phó giáo sư  nên dành những người trực tiếp giảng dạy trên giảng đường, có cống hiến, có biên chế tại cơ sở giáo dục chứ không nên để những vị làm doanh nghiệp hay công tác quản lý cũng được phong giáo sư và phó giáo sư thì hơi..buồn cười.

Hơn nữa, giáo sư và phó giáo sư cũng không nên là học hàm được công nhận vĩnh viễn, suốt đời. Nếu không cống hiến hay không giảng dạy thì người đó không nên nhận chức danh này”.

Chạy nước rút, có thêm hơn 1.200 giáo sư, phó giáo sư

Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN