Sĩ tử xếp hàng 'vái vọng', xin chữ đầu năm bên ngoài Văn Miếu
Dịp Tết năm nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đóng cửa tạm dừng hoạt động phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đến phố Văn Miếu xin chữ trong những ngày đầu năm.
Mọi năm, người dân Hà thành, các sĩ tử thường đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám tham quan, du xuân và đặc biệt là xin chữ đầu năm. Tuy nhiên trong dịp Tết này, Văn Miếu đóng cửa để phòng chống dịch.
Phía Hồ Văn (Văn Miếu - Quốc Tử Giám), nơi thường diễn ra các hoạt động du xuân truyền thống với hàng trăm gian hàng xin - cho chữ, trở nên trống trải, hoang tàn sau thời gian dài đóng cửa.
Tuy nhiên, ghi nhận của PV, lượng người đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong dịp Tết vẫn đông. Các sĩ tử cùng phụ huynh vái vọng bên ngoài cửa.
Bên ngoài Văn Miếu, hoạt động cho chữ vẫn diễn ra tấp nập, nhộn nhịp.
Sĩ tử xếp hàng dài xin chữ trên vỉa hè phố Văn Miếu.
Việc xin chữ đầu năm đã trở thành truyền thống rất lâu đời và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Thủ đô.
Ông đồ đeo khẩu trang, đội kính chắn giọt bắn phòng COVID-19.
Ông đồ cho chữ qua tấm chắn trong những ngày đầu năm.
Tại khu vực ngoài Văn Miếu, việc xin - cho chữ diễn ra nhanh chóng không phải xếp hàng, đợi lâu như mọi năm.
Chữ viết lên giấy đỏ xong sẽ được phơi khoảng 30 phút cho khô.
Nét chữ như phượng múa rồng bay thể hiện những ước vọng của ngày xuân.
"Năm nay em thi vào lớp 10 nên em đến đây xin chữ "Đỗ Đạt" với mong muốn làm bài thật tốt, đạt thành tích cao trong kỳ thi tới", một nữ sinh Hà thành chia sẻ.
Các sĩ tử Hà thành đến đây chủ yếu xin chữ "Đăng Khoa", "Đỗ Đạt" với mong muốn sẽ có kết quả thuận lợi trong các kỳ thi trong năm Nhâm Dần 2022.
Nguồn: [Link nguồn]
Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện ý, ý nghĩa tốt đẹp của hành động.