Sau khi con được 3 tuổi, cha mẹ nên áp dụng “5 không, 4 đừng”

Sự kiện: Dạy con

“Cây non dễ uốn”, đó là lý do vì sao cha mẹ cần chú trọng tới việc rèn những đức tính tốt cho con mình trong những năm tháng đầu đời.

Việc dạy dỗ con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu ngay từ nhỏ trẻ không được rèn thói quen tốt, khi lớn lên rất khó để thay đổi. Đặc biệt, khi trẻ bước vào độ tuổi lên 3, đó cũng là thời điểm tốt nhất để cha mẹ uốn nắn con cái mình.

“5 không nên”

- Không nóng nảy

Nếu trẻ thường xuyên mất bình tĩnh, khóc lóc ầm ĩ khi mọi việc không theo ý mình, cha mẹ không nên dung túng cho hành động này. Vì một khi trở thành thói quen, trẻ sẽ hình thành tính cách độc đoán, ích kỷ, khó hòa hợp với mọi người khi lớn lên.

Khi trẻ mất bình tĩnh, cha mẹ nên nhìn vào mắt trẻ và nói rằng, làm như vậy là sai, không được phép có những hành động như đập phá đồ đạc. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần kìm chế cảm xúc bản thân, tránh nổi giận, mất bình tĩnh dẫn tới đánh đập, mắng mỏ con cái.

Sau khi con được 3 tuổi, cha mẹ nên áp dụng “5 không, 4 đừng” - 1

- Không oán hận

Nếu một đứa trẻ ngay từ nhỏ đã đầy oán hận và luôn đổ lỗi cho người khác khi gặp chuyện, dần dần chúng sẽ bị trầm cảm. Khi trẻ hay phàn nàn, cha mẹ nên hướng trẻ suy nghĩ tích cực, nhìn nhận các vấn đề dưới những góc nhìn khác.

- Không keo kiệt

Trẻ dưới 2 tuổi chưa biết chia sẻ là điều rất bình thường, tức là chúng đã có ý thức về quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên, sau 3 tuổi, lúc này trẻ đã đi học mẫu giáo và không thể giữ tính cách này được. Một đứa trẻ không biết chia sẻ, keo kiệt sẽ không thể kết bạn.

- Không che giấu cảm xúc

Một số cha mẹ có tính cách quá mạnh mẽ, gia trưởng sẽ khiến con cái nhút nhát, không dám bộc lộ cảm xúc thật của mình mà chỉ biết giấu trong lòng. Việc che giấu như thế này hoàn toàn không tốt, cha mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc và trút giận sao cho đúng cách.

- Không ỷ lại

Cha mẹ quá bảo bọc con cái sẽ biến con thành “bông hoa trong nhà kính”. Một đứa trẻ như vậy rất khó trở thành một tài năng lớn trong tương lai, dễ từ bỏ khi gặp một chút khó khăn hay thất bại. 

Việc con cái quá ỷ lại vào cha mẹ như vậy là điều không tốt. Cha mẹ cũng nên học cách buông bỏ để trẻ được tự lập nhiều hơn.

“4 đừng”

- Đừng cho con quá nhiều tiền

Chỉ cần con muốn là cha mẹ sẵn sàng cho tiền con ngay, đây là một thói quen không tốt. Điều này sẽ khiến trẻ không có khái niệm đúng đắn về tiền bạc. 

Đối với tiền bạc, vật chất, cha mẹ không nên quá nuông chiều con cái, cần cho trẻ hiểu được những gì mình có được là do mồ hôi công sức cha mẹ vất vả làm ra.

Sau khi con được 3 tuổi, cha mẹ nên áp dụng “5 không, 4 đừng” - 2

- Đừng tỏ ra quá dũng cảm

Đôi khi trẻ vì muốn chứng tỏ bản thân mà muốn làm những việc ngoài khả năng của mình, điều này gọi là thích được dũng cảm. Cha mẹ cần dẫn chứng một số trường hợp không nên dũng cảm vì có thể đe dọa tới tính mạng của bản thân, cần phân biệt được đâu là điều nên làm và không nên làm.

- Đừng sống vô ơn

Ngày nay có rất nhiều gia đình chỉ sinh một con, vì vậy mọi sự quan tâm của cả nhà đều dành cho đứa trẻ. Khi quen với việc mình là trung tâm của mọi thứ, chỉ cần ra lệnh mọi người sẽ làm theo, trẻ sẽ không biết ơn với những gì mình có. Dần dần, trẻ trở nên sống vô ơn, không biết thương cha mẹ mình.

- Đừng che giấu khi làm sai

Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ cố tình bao che, đừng vì lợi ích của trẻ mà dung túng cho hành vi sai trái đó. Chỉ khi để trẻ bị phạt, chúng mới hiểu được mức độ nghiêm trọng của hành vi sai trái của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiêu tiền vì con, dạy con kiếm tiền hay dạy con tiêu tiền: Bạn đang áp dụng cái nào?

Cha mẹ đừng đánh giá thấp việc giáo dục tiền bạc cho con mình, bởi sự thiếu hiểu biết đúng đắn về tiền có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN