Khi con bị giáo viên phê bình, phụ huynh nên làm ngay 3 điều này
Đứa trẻ nào sau khi bị giáo viên phê bình cũng đều cảm thấy buồn và chán ghét trường lớp hơn. Vì vậy, bố mẹ cần biết cách xoa dịu tâm trạng của con cái.
Có một hôm, con gái cô Trần trở về nhà, ngồi bất động trên ghế sofa và nói rằng, mình không thích giáo viên trên lớp. Cô Trần muốn hỏi chuyện gì đã xảy ra thì con gái cô đã khóc như mưa. Sau đó, cô tìm hiểu thì biết được con gái mình bị giáo viên phê bình giữa lớp học, còn phạt chép bài 10 lần. Điều này khiến cô bé cảm thấy rất xấu hổ trước các bạn và không muốn đi học nữa.
Chưa biết ai đúng ai sai nên cô Trần trước tiên đã hỏi con gái mình lý do tại sao cô giáo lại phê bình trước lớp như vậy. Cô bé trả lời rằng, vì mình không chú ý nghe giảng, nghịch cục tẩy trong giờ học và không trả lời được câu hỏi nên bị cô giáo mắng.
Khi nghe những điều này, cô Trần đã hiểu được đầu đuôi câu chuyện. Cô cho rằng, bản thân trẻ nghịch ngợm, không chú ý trong lớp cũng là điều bình thường. Thế nhưng, việc phê bình, la mắng trước một đứa trẻ như vậy trước bao nhiêu người đương nhiên sẽ khiến chúng cảm thấy rất xấu hổ. Mặc dù con gái cô Trần bị giáo viên phê bình nhưng điều này cũng dạy cho trẻ nhiều bài học, cô không “lên án” giáo viên mà tìm cách an ủi con gái mình.
Sau đây là 3 cách cô đã áp dụng để khiến tâm trạng của con gái mình trở nên tốt hơn, không còn quá buồn vì bị giáo viên mắng nữa.
1. Xoa dịu cảm xúc của trẻ
Sau khi bị giáo viên phê bình, chắc chắn tâm trạng của đứa trẻ sẽ không tốt, việc đầu tiên bố mẹ cần làm chính là xoa dịu cảm xúc. Bố mẹ có thể dành cho trẻ một cái ôm đầy yêu thương hoặc đưa chúng đi chơi để chuyển hướng suy nghĩ, cùng xem một bộ phim hoạt hình yêu thích, chơi đồ chơi… Nếu làm như vậy, tâm trạng của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Bố mẹ đừng la lắng con cái lúc này, nó chẳng khác gì “thêm dầu vào lửa”, làm trầm trọng thêm cảm xúc của trẻ. Đặc biệt, bố mẹ cũng đừng nói với con cái rằng giáo viên đó làm như vậy là không đúng, nếu không sau này trẻ sẽ không có thái độ tôn trọng giáo viên và càng khó quản lý hơn.
2. Tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện, cùng con cái đối mặt và giải quyết vấn đề
Sau khi trẻ bình tĩnh trở lại, bố mẹ hãy trò chuyện vui vẻ và hỏi chuyện gì đã xảy ra ở trường.
Có nhiều bố mẹ vì quá tin tưởng và thương con cái nên khi con mình kể việc bị la mắng ở trường, họ làm thái quá lên, dù chưa biết bên nào đúng bên nào sai đã vội vàng đến trường trách mắng giáo viên. Hành động nóng vội này không giải quyết được gốc rễ vấn đề và khiến cho mọi việc trở nên căng thẳng, nghiêm trọng hơn, đôi khi sẽ là “chuyện bé xé ra to”.
Chính vì thế, bố mẹ cần phải tìm hiểu sự việc một cách chính xác nhất, nếu là lỗi của đứa trẻ, chúng buộc phải chấp nhận và thậm chí phải xin lỗi giáo viên.
Trong trường hợp đó là lỗi của đứa trẻ, rõ ràng việc giáo viên phê bình trước lớp không sai. Trẻ cũng cần nhận ra lỗi lầm của mình, dám làm dám chịu, trẻ cần học được tính chịu trách nhiệm và cần vượt qua cái tôi quá lớn của mình.
3. Chấp nhận lời phê bình, đồng cảm với giáo viên
Không khó để nhận thấy rằng, trẻ em ngày nay rất nhạy cảm, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên. Vì vậy, việc bố mẹ cần làm sau khi trẻ bị giáo viên phê bình là nên hướng dẫn chúng biết cách nhận ra lỗi lầm của bản thân, tiếp thu những lời phê bình, sau đó sửa sai.
Đồng thời, bố mẹ cũng nên nói với trẻ rằng, việc giáo viên phê bình như vậy chỉ vì muốn chúng tốt hơn mà thôi. Mặc dù việc làm này có thể khiến đứa trẻ cảm thấy buồn nhưng đó là một điều rất bình thường trong cuộc sống, trẻ cần chấp nhận sự thật và vượt qua điều đó.
3 yếu tố này rất quan trọng trên con đường hình thành những đức tính cần thiết của một người thành công, bố mẹ cần...
Nguồn: [Link nguồn]