Sau 2015, HS phổ thông chỉ học 3 môn bắt buộc

Theo dự thảo đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD - ĐT, sau 2015, số môn bắt buộc của học sinh sẽ chỉ còn 3-8 môn, thay vì 11-13 môn như hiện nay.

Theo đánh giá của Ban soạn thảo đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, chương trình hiện hành yêu cầu học sinh cùng một thời điểm (trong một học kỳ) học quá nhiều môn và các hoạt động. Chương trình sau 2015 chủ trương giảm mạnh đầu các môn học để mỗi kỳ học sinh không học cùng một lúc quá 8 môn học.

Cấp học

Chương trình hiện hành

Chương trinh sau 2015 (dự kiến)

Tiểu học

11 môn học +3 hoạt động

3-6 môn học + 4 hoạt động

THCS

13 môn học + 4 hoạt động

8 môn học + 4 hoạt động

THPT

13 môn học + 5 hoạt động

3 môn học bắt buộc, 3 môn tự chọn và 4 hoạt động (lớp 11, 12)

Có thể thấy, chương trình hiện hành nghiêng nhiều về kiến thức hàn lâm, coi trọng tính hệ thống của khoa học chuyên ngành; môn học ở nhà thường như là thu nhỏ các môn học/giáo trình đại học…

Vì vậy, theo định hướng của Ban soạn thảo, chương trình sau 2015 chủ trương chỉ lựa chọn một số nội dung cơ bản, thiết thực, gần gũi với cuộc sống nhằm hình thành năng lực, giúp học sinh biết giải quyết các vấn đề và tình huống trong cuộc sống.

Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông sau 2015:

Tiểu học

THCS

THPT

Lớp 10

Lớp 11-12

Môn bắt buộc

Tiếng Việt

Ngữ văn

Ngữ văn

Ngữ văn

Toán

Toán

Toán

Toán

Đạo đức

GDCD

GDCD

Ngoại ngữ

Ngoại ngữ

Ngoại ngữ

Ngoại ngữ

Tự nhiên và xã hội (lớp 1,2)

Khoa học tự nhiên

Vật lý

Khoa học và công nghệ (lớp 4,5)

Hóa học

Tìm hiểu xã hội (lớp 4,5)

Sinh học

Công nghệ

Tin học

Tin học

Khoa học xã hội

Lịch sử

Địa lý

Nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật)

Thể chất

Thể chất

Hoạt động giáo dục

Nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật, thủ công)

Tự chọn

Tập thể

Tập thể

Thể chất

Tập thể

Quốc phòng - An ninh

Quốc phòng - An ninh

Tập thể

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp

Tự chọn

Tự chọn (âm nhạc, mỹ thuật, CNTT & TT, các chủ đề ứng dụng, công nghệ, nghề địa phương)

Tự chọn 3 môn thuộc các lĩnh vực: khoa học kỹ thuật (Vật lý, Hóa học, sinh học, Môi trường, Tin học, công nghệ,…); xã hội nhân văn (Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ 2, Xã hội học, Kinh doanh, nghề…); nghệ thuật – thể chất (Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Thể thao…).

Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, sẽ thiết kế theo hướng tích hợp cao của các nước ở các lớp học dưới và phân hóa tự chọn cao ở các lớp bên trên.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề như học sinh lớp 11, 12 có cần phải học toán; giáo dục công dân nên là môn bắt buộc hay môn tự chọn; có cần thiết phải biến lớp 10 thành năm học có khối lượng kiến thức nặng nề nhất với 15 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc...; đang tiếp tục được các chuyên gia giáo dục bàn luận với nhiều ý kiến trái chiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Hoàng (Tri thức trực tuyến)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN