Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ

"Sạn" chi chít trong SGK lớp 1 khiến phụ huynh nổi nóng - 2"Sạn" chi chít trong SGK lớp 1 khiến phụ huynh nổi nóng - 3

"Sạn" chi chít trong SGK lớp 1 khiến phụ huynh nổi nóng - 4

Trong bài tập đọc "Chuột út" trong SGK tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh diều, đưa ví dụ tập đọc:

"Mẹ bận làm bếp. Chuột út buồn, lũn cũn đi ra sân. Đến trưa, về nhà, nó ôm mẹ kể:

Mẹ ạ, trên sân có một con thú dữ lắm. Mũ nó đỏ, mỏ nhọn, mắt thô lố. Nó quát rõ to. Con sợ quá.

Chuột mẹ đáp: Con thú đó rất hiền. Nó chỉ muốn đùa con."

(Theo LÉP-TÔN-XTÔI).

Đố em, con thú dữ chuột út gặp là con gì?

Trên nhiều diễn đàn về giáo dục, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục chỉ ra những lỗi ngớ ngẩn trên đoạn trích trên, cho rằng nhà văn nổi tiếng thế giới LÉP-TÔNXTÔI không thể viết ngớ ngẩn, dùng từ ngô nghê đến như vậy và tìm bản gốc của câu chuyện. Nhà nghiên cứu này cho rằng người viết SGK đã chế gà lành thành gà què. Vừa làm mất hẳn ý nghĩa câu chuyện vừa làm cho lời văn thô, vụng.

Ở bản dịch ban đầu từ "thú" được dùng một cách rất có ý thức ở "chuột mẹ" chứ không phải lời ngây ngô của chuột con. Cũng không có chuyện đùa hay giỡn gì ở đây. Nó là câu chuyện dạy con phân biệt sự vật, phân biệt bạn, thù.

"Sạn" chi chít trong SGK lớp 1 khiến phụ huynh nổi nóng - 5"Sạn" chi chít trong SGK lớp 1 khiến phụ huynh nổi nóng - 6

"Sạn" chi chít trong SGK lớp 1 khiến phụ huynh nổi nóng - 7

Cá hết, cò tìm cua, cua nửa tin nửa ngờ, cò dỗ:

- Hồ kia to lắm cua sẽ mê tít

Cua để cò đưa đi. Cò cắp cua đến gò đất nhỏ. Nó mổ cua. Cua bèn giơ gươm, kẹp cổ cò. Cò van xin. Cua bắt cò đưa nó về hồ cũ.

Một ví dụ khác: Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà. Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết. Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần chén hết đàn cá.

Nhiều giáo viên chỉ ra rằng, viết SGK không những đòi hỏi kiến thức chuẩn, phù hợp tâm lý lứa tuổi mà còn phải đủ sự tinh tế, những bài học phải mang lại một giá trị, một ý nghĩa nào đó. SGK mà đưa những kiến thức cổ vũ tính bạo lực, lươn lẹo để dạy cho trẻ em lớp 1 thì "đúng là không sao hiểu nổi!".

Nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương trên facebook cá nhân chia sẻ: Ai đã từng đọc truyện Ehon 10 chú ếch hay "Pao và các bạn" thì sẽ thấy trong hai bộ sách tranh đó cũng có những câu chuyện liên quan đến xung đột như bọn tôm càng ở đầm lầy chuyên rình mò để bắt và ăn thịt 10 chú ếch. Tuy nhiên, để đối phó lại 10 chú ếch chỉ né tránh, tìm đường khác để đi hoặc chạy trốn. Thậm chí có một lần bọn tôm càng tóm được các chú sắp ăn thịt đến nơi nhưng rồi các chú cất tiếng hát làm cho tôm càng lăn ra ngủ thế là thoát.

Trong truyện voi Pao thì khi bị quạ cướp mất mũ mang lên cây thay vì chửi quạ hay tìm cách đánh trả, các bạn của Pao đã diễn hài bằng điệu bộ, cử chỉ làm quạ cười há miệng ra và rớt mũ xuống.

Đây không phải là các chi tiết được đưa vào vô tình, ngẫu nhiên, vu vơ. Đó là sự cài cắm yếu tố giáo dục hòa bình, giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng biện pháp thương thảo, phi bạo lực. Đấy là sự tinh tế của tác giả-những họa sĩ-nhà văn bậc thầy. Đó cũng là lý do giải thích tại sao các truyện trên bán cả triệu bản ở Nhật và trẻ em Việt Nam cũng rất thích dù cốt truyện rất đơn giản.

"Sạn" chi chít trong SGK lớp 1 khiến phụ huynh nổi nóng - 9"Sạn" chi chít trong SGK lớp 1 khiến phụ huynh nổi nóng - 10

Nhiều giáo viên, phụ huynh tiếp tục chỉ ra những hạt sạn ngớ ngẩn trong SGK lớp 1.

Cụ thể, chị Minh Anh, một phụ huynh tại quận Thủ Đức, cho biết không thiếu gì những ví dụ tinh tế, những câu chuyện dễ hiểu, có ý nghĩa để đưa vào sách. Nhưng có vẻ như các nhà viết sách và những người thẩm định không hiểu gì về tâm lý của những trẻ em lớp 1. Các con còn nhỏ, như một tờ giấy trắng, nhưng những bài học đầu đời lại quá nhảm nhí, vô nghĩa, nếu lấy lý do chỉ là tìm ví dụ để giúp các bé học vần thì đó là lý do khiên cưỡng, khó chấp nhận.

Ở một bài tập đọc khác cũng trong bộ sách này, nêu ví dụ:

"Chị Thơm ra đề: "Cặp của Bi có 3 quả cam...".

Bi đáp:

- Em chả đem cam ra lớp.

- Chị ví dụ mà… Chị tiếp nhé: Bi cho em Bốp 1 quả...

- Chị nhầm ạ. Em Bốp chỉ bú tí mẹ

- Thì chị ví dụ mà…

Hoặc trong bài Hai con ngựa:

Bác nông dân nọ có một con ngựa tía, một con ngựa ô. Ngựa tía biếng nhác, còn ngựa ô làm lụng vất vả. Một đêm, ngựa tía thắc mắc:

- Chị làm hùng hục như thế để làm gì?

- Ngựa ô ngạc nhiên: Không làm thì ông chủ mắng!

- Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn

- Ngựa ô lẩm bẩm: em sẽ trốn

Sự kiện: Giáo dục
Thứ Bảy, ngày 10/10/2020 17:00 PM (GMT+7)
Theo Đặng Trinh - Nguyên Lâm ([Tên nguồn])
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN