Rút ngắn thời gian nghỉ hè, tăng thêm kỳ nghỉ: Việc áp dụng vẫn là câu hỏi lớn?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một số giáo viên cho rằng thay vì cho học sinh nghỉ 3 tháng hè như hiện nay, phương án học 2 kỳ với nhiều lần nghỉ trong năm có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, không nên áp dụng đồng loạt trong cả nước mà nên tùy từng điều kiện thực tế của các địa phương

Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 hồi tháng 2, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở GD&ĐT nghiên cứu xây dựng đề án để thời gian tới có ý kiến đề xuất Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ tính toán lại lịch năm học.

Theo ông Chung, nhiều nước trên thế giới đã sắp xếp năm học với 4 kỳ. Họ đã nghiên cứu kỹ, chúng ta cũng nên xem xét để có điều tiết lại việc này không? Nếu có thể, chúng ta cho nghỉ hè từ 35 ngày, nghỉ Tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ còn lại mỗi kỳ nghỉ 2 tuần. Cuối cùng, học sinh vẫn được nghỉ 3 tháng.

Nếu áp dụng sẽ giảm nhiều áp lực?

Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm cho rằng, việc tổ chức một năm học thành 4 kỳ được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Về ý kiến của ông Nguyễn Đức Chung mỗi năm học được chia thành bốn kỳ học, tương ứng với bốn kỳ nghỉ thì việc tổ chức năm học thành 4 kỳ sẽ tránh tình trạng năm học quá dài, đảm bảo sức khỏe của giáo viên và học sinh, nhất là giai đoạn cuối của năm học (tháng 5) cả giáo viên và học sinh rất uể oải.

Cũng theo thầy Công, thời gian học của một kỳ ngắn khiến khối lượng kiến thức cần truyền tải trong 1 kỳ giảm đi. Đỡ áp lực kiểm tra và thi cử đối với học sinh và xây dựng đề kiểm tra đánh giá đối với giáo viên.

Đồng thời, việc tổ chức thành 4 kỳ hoàn toàn có thể thống nhất thời gian và thời điểm nghỉ/học của toàn quốc. Các kỳ nghỉ xen kẽ cũng giúp các học sinh có kế hoạch cho các hoạt động ngoại khóa và gia đình, gắn kết các thành viên gia đình nhiều hơn.

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Thảo - giáo viên lịch sử Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) 

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Thảo - giáo viên lịch sử Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) 

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Thảo - giáo viên lịch sử Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) đồng tình với cách chia nhỏ nhiều kỳ nghỉ như đề xuất của ông Chung. Vì nếu nhìn lại kế hoạch dạy học như hiện nay thì có một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn.

“Thực tiễn mà tôi đề cập đến là theo thực tiễn của chương trình phổ thông mới. Còn kế hoạch dạy học và chương trình học này nó đã hiểu nhiên và hợp lý theo cách tính toán của các nhà hoạch định giáo dục”- cô Thảo nhấn mạnh.

Cô Thảo cho rằng, theo chương trình phổ thông mới, chúng ta có thêm phần dạy học trải nghiệm và sáng tạo, hướng nghiêp nhưng chúng ta cần có thời gian để thực sự dạy chương trình này chứ không phải chúng ta đề xuất, đưa ra chương trình mà lại triển khai như cái cách đang làm hiện nay.

“Theo cá nhân tôi, tôi đồng thuận việc điều chỉnh là kế hoạch và chương trình học. Mình chia nhỏ các kỳ nghỉ sao cho hợp lý để có thời gian trải nghiệm”- cô Thảo nhấn mạnh 

  

Thầy giáo Nguyễn Thành Công - giáo viên môn Sinh học, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội chụp cùng học trò.

Thầy giáo Nguyễn Thành Công - giáo viên môn Sinh học, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội chụp cùng học trò.

Việc áp dụng vẫn nhiều cái khó?

Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm cho rằng, ưu điểm của việc tổ chức năm học thành 4 kỳ được thực tiễn giáo dục nhiều nước chứng minh. Song, việc áp dụng vào Việt Nam có thành công hay không sẽ vẫn là một câu hỏi lớn.

Cũng theo Thầy Công, để thực hiện được điều này, cần có những nghiên cứu điều tra xã hội học về tâm lý, hành vi và kết quả trong một thời gian dài.

Mặt khác, một vấn đề nữa là khoảng thời gian trước kỳ nghỉ và sau kỳ nghỉ thường có tâm lý không học, lười học (như hiện nay giai đoạn trước Tết và sau Tết, khởi động việc học khá là khó khăn). Bắt đầu năm học tinh thần học còn cao chứ ở cuối năm học, tinh thần học đi xuống rất nhiều, trừ học sinh cuối cấp.

“Do vậy, việc chia làm 4 kỳ, chúng ta mất 4 khoảng thời gian khởi động lại và mất 4 giai đoạn cuối kỳ tâm lý mệt mỏi cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập”- thầy Công nhấn mạnh.

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Thảo cho rằng,  nếu áp dụng tăng nghỉ Tết, giảm nghỉ hè và giữ hai học kỳ mình nên có thời gian nghỉ để triển khai các chương trình trải nghiệm. Tuy nhiên, các chương trình được thiết kế sao cho phù hợp với học sinh, những vấn đề học sinh quan tâm và mong muốn được trải nghiệm.

“Một học kỳ, học sinh học nhiều môn. Bài tập liên miên, kiểm tra liên miên và các kiến thức lý thuyết thì nhiều mà không có thời gian cho kiểm nghiệm tri thức? Vậy việc chia nhiều kỳ nghỉ sẽ khiến nhà trường có thời gian để các bạn có cơ hội kiểm nghiệm lại tri thức và được trải nghiệm”- Cô Thảo nhấn mạnh.

Nhưng theo cô Thảo, đề xuất này nếu được áp dụng  nên căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương về cơ sở vật chất và thời tiết cũng như nguồn nhân lực để thực hiện việc thay đổi.

“Mình chỉ cần giao quyền tự chủ cho địa phương xây dựng chương trình. Bộ GD&ĐT chỉ cần chỉ đạo chung từ trên về các phương hướng, chương trình và cần có một mốc thời gian kết thúc năm học. Tuy nhiên,  nếu đề xuất này được áp dụng  thì vướng mắc nhất là ở Việt Nam còn kỳ thi chung cho học sinh lớp 12”- cô Thảo nhấn mạnh.

Lịch học chi tiết học trên truyền hình cho học sinh Hà Nội từ khối lớp 4 đến lớp 11

Bắt đầu từ ngày 19/3, Đài PT-TH Hà Nội sẽ phát sóng thêm các chương trình Dạy học trên truyền hình cho các em học sinh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ​ ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN