Rùng mình trước những hình phạt gây sốc trong ngành giáo dục

Sự kiện: Giáo dục

Gần đây, hàng loạt những hình phạt của giáo viên dành cho học trò gây nhiều bức xúc trong xã hội. Hàng triệu phụ huynh đã rùng mình khi thấy những hình phạt này trong môi trường giáo dục.

Rùng mình trước những hình phạt gây sốc trong ngành giáo dục - 1

Em Nhật đã phải đi viện vì bị cô giáo cho các bạn tát

Những hình phạt không ai nghĩ ra 

Vào tháng 2/2018, câu chuyện bắt học sinh quỳ tại Trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An gây xôn xao dư luận. Tại đây, phụ huynh đã đến tận trường phản ánh cô N. chủ nhiệm lớp 4/3 phạt học học sinh quỳ gối nhiều lần, có lần 10 phút, có lần cả tiết học (lúc phạt cá nhân, lúc phạt tập thể), phạt cả những em ngoan; cô dùng thước đánh vào tay học sinh; gọi học sinh là "thằng"... Nhiều em sợ bị phạt không dám đi học.

Khi đó, cô N. xin lỗi về việc việc xử phạt không đúng với học sinh nhưng có phụ huynh không chấp nhận. Hai bên có lớn tiếng qua lại, và phụ huynh đã yêu cầu cô N. quỳ xin lỗi thì bỏ qua sự việc. Khi cô N. gật đầu chấp nhận quỳ thì hiệu trưởng nhà trường ngăn lại: "Cô không được quỳ". Hiệu trưởng cũng xin lỗi phụ huynh và hứa nhà trường sẽ có biện pháp xử lý đối với cô N. Tuy nhiên, sau đó khi sự việc chưa được giải quyết ổn thỏa, hiệu trưởng đã rời khỏi văn phòng do có tiết dự giờ.

Tiếp tục bị gây áp lực, hai bên đôi co nên cô N. đã quỳ gối trước phụ huynh mà theo giải thích ban đầu của cô N. là "quỳ cho qua chuyện". Sự việc cũng khiến ngành giáo dục "chao đảo".

Được biết, sau sự việc cô N. bị sốc, tâm lý khá hoảng loạn. Tuy nhiên về mặt giáo dục nhiều ý kiến cho rằng bắt học sinh vừa quỳ vừa học do nói chuyện riêng cũng là một cách phản giáo dục.

Tuy nhiên, dư luận cả nước còn sốc hơn đó là vào tháng 4/2018, dư luận cả nước lại giật mình với 1 hình phạt của nữ giáo viên trẻ ở Hải Phòng. Theo đó, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương - Trường Tiểu học An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đã có hành vi phạt học sinh bằng cách cho vắt nước giẻ lau bảng, pha ra cốc rồi bắt em này uống.

Học sinh bị phạt em Phạm Phương A. (học sinh lớp 3A5). Theo cô Hương tường trình, trong giờ học do Phương A. có nói chuyện riệng và vì nóng giận nên cô đã bảo lớp trưởng vắt nước giặt giẻ lau bảng rồi bắt em học sinh này uống để phạt. Mặc dù cô Hương đã bị nhà trường chấm dứt hợp đồng nhưng cứ nhắc tới hình phạt này thì hàng triệu phụ huynh cả nước đã rùng mình. Sự việc khiến hàng trăm ngàn giáo viên đang đứng lớp, những nhà giáo tâm huyết hẳn cũng đang thấy đau đớn.

Nhiều ý kiến cho rằng cô giáo Hương này không thể và không bao giờ được gọi là cô giáo nữa. 

Gần đây nhất là câu chuyện học sinh lớp 6 hứng 213 cái tát và phải đi bệnh viện cấp cứu. Sự việc đau lòng này xảy ra tại trường THCS xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Trong tiết 3 của buổi học chiều 19/11, một bạn trong lớp 6.2 mách với cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Thủy là bạn Hoàng Long Nhật chửi mẹ bạn ấy.

Không điều tra thực hư thế nào, lập tức, cô Thủy ra lệnh cho lớp, sau giờ học mỗi bạn phải tát Nhật 10 cái. Mặc dù thương bạn, nhưng lớp trưởng phải đứng ra tổ chức tát bạn theo chỉ đạo, còn cô Thủy bỏ ra ngoài. Khi tát được nửa chừng, thấy cô Thủy xuất hiện ở hành lang quan sát, một bạn hỏi “cô ơi có tát nữa không?”. Cô Thủy ra lệnh “tát lúc nào đủ thì thôi”.

Bạn nào tát nhẹ, tát thiếu sẽ bị Nhật tát lại gấp đôi. Với hình phạt "không ai nghĩ ra" của cô Thuỷ, cậu bé 11 tuổi đã phải hứng trọn 230 cái tát của bạn và thêm cái tát cuối cùng của cô khiến em nhập viện cấp cứu.

Nhiều ý kiến cho rằng cái tát không chỉ làm Nhật phải chịu đau, chịu xấu hổ, ảnh hưởng tâm lý mà cô giáo còn giáo dục học sinh tính hung hãn, bạo lực, đối xử tàn nhẫn với đồng loại với bạn bè.

Hình phạt "không ai nghĩ ra"

Theo nhà xã hội học Trịnh Hoà Bình  khi đọc những thông tin về các hình phạt mà cô giáo dành cho học sinh như thời gian vừa qua báo chí nêu ông cảm thấy "rùng mình" khi cô giáo nghĩ ra những hình phạt không ai có thể "sáng tạo" ra.

PGS Bình cho rằng đây là hình phạt phản giáo dục, phi đạo đức.

PGS Bình tâm sự ở vị trí của người từng là học sinh cũng chứng kiến nhiều hình phạt cô phạt trò nhưng chưa bao giờ thấy hình phạt cho trẻ uống nước giẻ lau bảng, cho bạn tát bạn của mình 10 cái và học sinh phải chịu tới 231 cái. Có thể cô giáo Thuỷ nghĩ rằng phải có hình phạt nào đó làm học sinh nhớ mà "chừa" nhưng cô đã nhầm khi thường xuyên có hình phạt này với học sinh của mình. Theo thông tin trước kia ở trường cũ cô cũng thường xuyên cho bạn tát bạn và câu chuyện xảy ra ở trường Duy Ninh, Quảng Bình lần này chỉ vỡ lở khi được đưa lên báo chí.

Theo ông Bình cô giáo chắc chắn không có cơ hội được đứng lên bục giảng và chắc hẳn khi nghĩ ra hình phạt trên các cô cũng cho rằng mình đang răn đe học sinh chứ không nghĩ "sáng kiến" của mình khiến chính cô giáo phải trả giá.

Để những câu chuyện đau lòng vừa qua xảy ra, PGS Bình cho rằng do bệnh thành tích và hiện nay mọi người nghĩ đã thực dụng hơn. Ngành giáo dục không còn là nghề cao quý mà người ta nghĩ đó chỉ là cái nghề kiếm sống và họ cũng đang bị áp lực bởi chính cái nghề của mình. PGS Bình cho biết với những gì mà ngành giáo dục đang diễn ra, ngành sư phạm không còn được hưởng các chính sách ưu tiên thì chắc chắn những chuyện cho học trò uống nước giặt giẻ lau bảng, tát học trò hàng trăm cái như vừa qua không còn là cá biệt nữa.

Hình phạt học sinh bằng những cái tát: ”Quá lạc hậu, cần phải loại bỏ”

Hành vi giáo viên cho học sinh tát vào mặt nhau, hay tự tát vào mặt mình là hình thức phạt phản cảm, không có trong quy định...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Chi ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN