Rét cắt da cắt thịt, nữ sinh Nhật Bản vẫn diện váy ngắn tới trường và nguyên nhân không phải ai cũng hiểu

Sự kiện: Giáo dục

Bất chấp thời tiết giá lạnh, nữ sinh ở Nhật Bản vẫn có thói quen mặc váy ngắn đồng phục để đến trường mỗi ngày vào mùa đông.

Việc nữ sinh luôn diện váy ngắn đến lớp dù vào mùa hè nóng bức hay mùa đông lạnh giá đã trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc đối với người dân Nhật Bản.

Những bộ đồng phục của học sinh Nhật Bản.

Những bộ đồng phục của học sinh Nhật Bản.

Theo Japan Today, việc này xuất phát từ cả yếu tố lịch sử lẫn mục đích đảm bảo công bằng giữa các học sinh. Trong quá khứ, Nhật Bản từng trải qua nhiều năm khó khăn về kinh tế, đất đai trồng trọt khan hiếm lại hay gặp thiên tai nên vải sợi có giá thành rất đắt đỏ. Để tiết kiệm, nhiều loại trang phục cũng vì thế mà được may ngắn lại.

Bộ đồng phục với váy ngắn đầu tiên tại Nhật Bản ra đời vào năm 1921, tại Học viện nữ sinh Fukuoka. Hiệu trưởng của trường khi đó đã sao chép một mẫu đồng phục của Anh Quốc, đồng thời thu ngắn độ dài của chân váy để tiết kiệm sợi vải. Chân váy cũng là mẫu đồng phục nữ sinh duy nhất và họ phải mặc nó kể cả trong những ngày gió lạnh. 

Tuy nhiên, váy ngắn cũng phải có mức độ. Nếu như bạn hỏi tại sao các trường cho phép nữ sinh mặc váy siêu ngắn đến trường, thì câu trả lời là không. Các trường trung học của Nhật Bản đều có quy định về độ dài của chân váy, là chỉ được phép ngắn trên gối ít hơn 5 phân. Nhiều trường học giám thị còn đi tuần với một cây thước lăm lăm trên tay, chỉ chực chờ đo váy em nào vi phạm.

Những chiếc chân váy sẽ được biến tấu tùy thuộc vào các trường và thường được kết hợp với áo sơ mi. Ngoài ra chúng còn được bổ sung phụ kiện như nơ, cà vạt.

 Nữ sinh Nhật Bản mặc đồng phục váy ngắn kể cả trong mùa đông, nhiệt độ xuống âm.

 Nữ sinh Nhật Bản mặc đồng phục váy ngắn kể cả trong mùa đông, nhiệt độ xuống âm.

Lo ngại con cái bị cảm lạnh, nhiều phụ huynh tại Nhật từng để con gái mặc quần dài bó ở trong và váy ở ngoài để giữ ấm nhưng bị nhà trường phản đối.

Các trường cho rằng việc tuân thủ đúng quy định về đồng phục khi đến trường dù trời giá rét là để học sinh có thể tập trung hơn vào việc học và không phải chú ý xem bạn bè xung quanh ăn vận thế nào.

Tuy nhiên, quan điểm này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, khi đông cha mẹ tin rằng việc mặc váy ngắn mới chính là lý do khiến các em khó tập trung hơn vì quá lạnh.

Năm 2018, một số trường còn giới thiệu đồng phục phi giới tính, học sinh có thể chọn quần vải làm đồng phục thay vì váy ngắn. Tuy nhiên, nhiều nữ sinh vẫn e ngại không dám thay đổi vì sợ mình nằm trong nhóm thiểu số, dễ bị hiểu lầm hoặc xa lánh.

Tháng 4/2020, hai trường THCS Ichijo và Wakamatsuhara tiên phong cho phép nữ sinh tùy chọn quần hay váy. Nhiều trường sau đó làm theo và đến nay đã có 20 trường có mẫu quần dài đồng phục riêng cho học sinh nữ.

Việc cho học sinh tùy ý chọn đồng phục nhận được sự ủng hộ của các em và người giám hộ, theo khảo sát của bộ phận phụ trách giáo dục thành phố.

Bên cạnh quần đồng phục, các nhà trường cũng đang xem xét thay đổi những chi tiết khác nhằm giúp các em không cảm thấy bị phân biệt giới tính. Chẳng hạn, học sinh có thể chọn dải ruy băng hoặc cà vạt để đeo, chọn dạng cổ áo sơ mi ưa thích.

Nguồn: [Link nguồn]

Lạ đời 9 luật lệ kỳ quặc nhất tại các trường học Nhật Bản, nhiều quy định khó tin là có thật

Trường học Nhật Bản vốn nổi tiếng với các quy định khắt khe và cực kỳ lạ thường đối với học sinh bao gồm việc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN