'Quy tắc 7 - 3' nhiều bậc cha mẹ áp dụng giúp nuôi con nhàn nhã nhưng trẻ lại phát triển vượt trội

Sự kiện: Dạy con

"Quy tắc 7 - 3" không chỉ giúp bạn trải qua những ngày tháng nhàn nhã, dễ chịu, cân bằng mà còn giúp cho trẻ phát triển ổn định, giàu trải nghiệm, trưởng thành một cách chín chắn, sâu sắc.

Làm sao để chặng đường nuôi con trở nên nhẹ nhàng và thành công là mơ ước của hầu hết các bậc cha mẹ, nhưng không phải ai cũng có kiến thức hay tuyệt chiêu để thực hiện việc này dễ dàng.

"Quy tắc 7-3" được các chuyên gia giáo dục đúc kết sau đây không chỉ áp dụng trong cuộc sống mà còn áp dụng cho các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, bao gồm cả quan hệ cha mẹ - con cái.

Khi đứa trẻ mắc lỗi và gặp khó khăn, thay vì chỉ rao giảng, cha mẹ nên đồng cảm, đây mới là phương pháp giáo dục hữu ích thực sự. Ảnh minh họa

Khi đứa trẻ mắc lỗi và gặp khó khăn, thay vì chỉ rao giảng, cha mẹ nên đồng cảm, đây mới là phương pháp giáo dục hữu ích thực sự. Ảnh minh họa

7 phần đồng hành, 3 phần đạo lý

Nhà tâm lý học John Gottman đã thực hiện một nghiên cứu. Ông nhận thấy rằng khi hầu hết các bậc cha mẹ an ủi những đứa con đang thất vọng, họ sẽ nói những điều như sau: "Không sao đâu. Hồi nhỏ, bố mẹ mạnh mẽ hơn con rất nhiều"; "Hãy tích cực như bố mẹ. Hãy nghĩ, mọi thứ sẽ tốt hơn".

John Gottman gọi kiểu bố mẹ thoải mái trong việc nuôi dạy con cái này là "chế độ cản trở cảm xúc", muốn con tích cực để giải quyết vấn đề thay vì tập trung vào cảm xúc của trẻ. Kết quả là, vì phớt lờ cảm xúc nên càng gây ra sự hiểu lầm và lạnh nhạt.

Trong bộ phim "Spice Girls at the Bottom", mẹ của nữ chính áp dụng phương thức giao tiếp hoàn toàn trái ngược. Cô ấy luôn đồng cảm với cảm xúc của con trước, sau đó mới giải quyết vấn đề của trẻ.

Đối mặt với việc con gái đã bước sang năm thứ 3 cấp 3, học hết lớp học thêm này đến trường luyện thi khác nhưng điểm vẫn ở dưới đáy, không phải lúc nào người mẹ cũng trách móc, thúc giục mà cố gắng hiểu và tôn trọng con gái mình.

Khi con gái làm việc chăm chỉ nhưng không tiến bộ, suy sụp và khóc lóc, bà mẹ không nói "con nên làm việc chăm chỉ hơn", mà nhẹ nhàng: "Nếu con cảm thấy quá mệt mỏi thì không sao cả, con đã làm việc chăm chỉ rồi".

Khi con gái từ chối giao danh sách bạn bè hút thuốc, bà không nói: "Con nên trung thực" mà kiên quyết đứng về phía con gái: "Đứa trẻ này không muốn phản bội bạn bè của mình. Nó là một đứa trẻ ngoan. Tôi rất tự hào về con mình".

Người mẹ đã nhìn thấy cảm xúc của con gái mình, đồng cảm với cảm xúc ấy và cho con gái mình cảm giác tự tin: "Dù tốt hay xấu, con vẫn được chấp nhận và yêu mến". Với nghị lực ấy, con gái bà đã có thể vượt qua mọi thử thách, "ngược dòng" thành công và được nhận vào một trong những trường đại học hàng đầu của Nhật Bản.

Trẻ em không phải là những cỗ máy có thể chạy và duy trì chỉ bằng một vài hiệu lệnh lạnh lùng. Thay vào đó, cha mẹ cần hiểu con, cảm thông cho con, yêu những gì con yêu, đau những gì con đau. Khi đứa trẻ mắc lỗi và gặp khó khăn, thay vì chỉ rao giảng, cha mẹ nên đồng cảm, đây mới là phương pháp giáo dục hữu ích thực sự.

7 phần học tập - 3 phần tự do

Bạn có đang nhìn thấy những đứa trẻ suốt ngày vùi đầu vào sách vở và đi học hết lớp này đến lớp khác mà không có tuổi thơ tung tăng bay nhảy không?

Nếu bạn có một gia đình êm ấm, cha mẹ có chung nguyện vọng đồng hành và giáo dục con cái chính là điều có lợi nhất cho sự trưởng thành của trẻ em.

Là cha mẹ, trong việc nuôi con, đừng cố chấp với mọi giá ép trẻ học hành, buộc con phát triển trí tuệ một cách mù quáng. Thay vào đó, chỉ cần cho con học tập 7 phần là đủ, trừ lại 3 phần không gian để con cái được tự do.

Cha mẹ cần cho trẻ một khoảng thời gian sống tự do theo ý thích, để trẻ vui chơi, trau dồi khả năng sống độc lập, hình thành kỹ năng và phát triển trí tuệ, cảm xúc thông qua các hoạt động khác trong cuộc sống, phát huy và vận dụng trí tưởng tượng đối với môi trường thiên nhiên, thực hành phát triển óc sáng tạo trong trải nghiệm thực tế.

Nhìn chung, vừa cho con học, vừa để con chơi chính là giáo dục con một cách toàn diện và hiệu quả nhất.

Là cha mẹ, trong việc nuôi con, đừng cố chấp với mọi giá ép trẻ học hành, thay vào đó, chỉ cần cho con học tập 7 phần là đủ, trừ lại 3 phần không gian để con cái được tự do. Ảnh minh họa

Là cha mẹ, trong việc nuôi con, đừng cố chấp với mọi giá ép trẻ học hành, thay vào đó, chỉ cần cho con học tập 7 phần là đủ, trừ lại 3 phần không gian để con cái được tự do. Ảnh minh họa

7 phần cho sự tôn trọng, 3 phần lời khuyên

Trong phim "Three Silly Troubles in Bollywood", nam nhân vật chính từng thở dài: "Tại sao từ khi sinh ra, cha mẹ giúp chúng ta quyết định con cái muốn làm gì khi lớn lên, nhưng không ai bao giờ hỏi, chúng ta muốn làm gì?". 99% cha mẹ không thiếu những lời khuyên và kế hoạch cho con cái, nhưng họ lại thiếu tôn trọng những mong muốn của con mình.

Tác giả nổi tiếng người Mỹ và từng đoạt giải Pulitzer Anna Kunderland đã từng viết trong cuốn sách: "Trên đời này, tất cả tình yêu đều nhằm mục đích sum họp. Chỉ có một thứ tình yêu là chia ly, đó là tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Bên cạnh con, nhưng để nuôi dưỡng con, hãy độc lập và để bọn trẻ ra đi".

Tôn trọng quyền riêng tư, lắng nghe suy nghĩ của trẻ, cho trẻ cơ hội lựa chọn và đưa ra quyết định, giảm bớt sự can thiệp và kiểm soát của bản thân, dùng tình yêu thương liên tục nuôi dưỡng con cái.

Một mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái tóm lại trong những điều này: Sự đồng cảm, đồng hành, quan tâm, tôn trọng. Bạn là ai và bạn có quan hệ như thế nào với con mình quan trọng hơn những gì bạn làm cho con. Suy cho cùng, chỉ khi mối quan hệ cha mẹ - con cái tốt đẹp thì việc giáo dục mới trở nên đơn giản và hiệu quả.

7 phần giúp đỡ - 3 phần tự túc

Khi ra ngoài xã hội, bạn sẽ thấy có những đứa trẻ rất phụ thuộc vào cha mẹ, sống ỷ lại và lười biếng. Nhưng cũng có những đứa trẻ rất chủ động, tự giác, biết làm nhiều việc, đó chính là sự khác biệt trong cách nuôi dạy của cha mẹ.

Khi còn nhỏ, trẻ em rất cần tình yêu thương của cha mẹ, và theo quy tắc này, chúng ta cần dành 7 phần cho sự giúp đỡ, chăm sóc, và 3 phần còn lại là phải để con tự lập trong quá trình nuôi dạy trẻ trưởng thành nên người.

Nhưng cha mẹ chỉ có thể nuôi dưỡng con cái, cho đi học và cùng con lớn lên đến tuổi thành niên. Còn con đường phía trước trẻ bước đi ra sao và có thể đạt được thành tựu thế nào lại là điều phụ thuộc vào sự tự giác của chính đứa trẻ đó.

Do vậy, việc chăm sóc và giúp đỡ con cái, chỉ nên thực hiện 7 phần, 3 phần còn lại nên để trẻ tự lập, tự giác, tự phấn đấu, sống có trách nhiệm với bản thân.

Cha mẹ không thể giúp đỡ con cái 100% mà quên đi việc con phải tự làm, tự vượt qua khó khăn hàng ngày. Sự tự kỷ luật là một tính cách nền tảng đối với người trưởng thành. Khi trở thành người lớn, trẻ phải tự lập hoàn toàn trong công việc và cuộc sống, cho nên, việc để trẻ tự lập ngay từ khi còn nhỏ chính là chìa khóa giúp con thành công sau này.

Khi con trẻ tự lập sống trong cuộc đời mà không phụ thuộc vào cha mẹ, trẻ sẽ tự tìm được giải pháp khi gặp vướng mắc, từ đó có thể vượt qua và vươn lên dễ dàng. Giải sử trẻ có bị rơi vào vũng lầy hay sự tuyệt vọng, đứa trẻ tự lập sẽ không dễ bỏ cuộc mà mạnh mẽ vươn lên.

Một đứa trẻ có tính tự lập, tự giác sẽ luôn tiến về phía trước, dù khó khăn vẫn mang niềm hy vọng, đi trong đêm tối vẫn sẽ nhìn thấy một bầu trời đầy sao lộng lẫy.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có tinh thần dẻo dai, bền bỉ thể hiện một loạt đặc điểm và phẩm chất như tự tin, kiên cường, kiên trì, để giúp họ trở thành người hạnh phúc, thành công hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN