Quan điểm về dạy con thay đổi khiến nhiều người mẹ bối rối
Trong khi những quan điểm dạy con truyền thống bao lâu nay nhiều người tin là đúng thì lại xuất hiện cách nhìn mới khiến nhiều mẹ thấy mình hoang mang vì đã từng làm theo cách cũ.
1. Buộc con nhường nhịn trẻ bé hơn
Lâu nay theo quan niệm truyền thống, trẻ vẫn được dạy phải nhường nhịn bởi đó là yêu thương. Thế nhưng theo quan điểm mới thì việc "kính trên nhường dưới" này khiến trẻ hoang mang về việc phải trao sở hữu của mình cho người khác, chỉ vì đối phương nhỏ tuổi hơn. Cách ứng xử này vô tình gây ra sự mất bình đẳng trong các mối quan hệ, đồng thời gieo mầm suy nghĩ cho trẻ rằng có thể ỷ lại mình bé hơn để vòi vĩnh, giằng giật, hoặc được đối xử dễ dãi hơn so với người khác.
2. Không ôm con thường xuyên để trẻ tự lập
Trong quan niệm truyền thống, mẹ hay bà thường làm hư con cháu do cứ ôm ấp con cháu mà không để chúng tự lập. Vì thế mà, một số phụ huynh thường không ôm con, thậm chí xem việc này là lỗi thời. Họ có thể tin vào lời khuyên của người ngoài: "Đừng ôm lâu, nó quen đấy". Nhưng quan niệm hiện đại đã chứng minh tầm quan trọng của những cái ôm đối với sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo thời gian, trẻ sẽ lớn dần lên và không để bố mẹ ôm nữa. Thực tế, sự tự lập của trẻ không phụ thuộc vào những cái ôm mà phụ thuộc vào nếp sinh hoạt của gia đình. Bởi vậy, các phụ huynh đừng nhầm lẫn mà bỏ qua hành động này. Bởi ôm ấp là cách giao kết tuyệt vời giữa trẻ và cha mẹ.
3. Buộc trẻ nói lời chào
Chào là một nghi thức xã hội cơ bản, một kỹ năng mà mọi trẻ đều được đào tạo. Từ bao năm, bao đời, trẻ khi ra đời luôn được dạy phải biết chào người lớn hơn, biết mở lời chào người lạ ở bất kỳ nơi nào mình đến. Thậm chí những đứa trẻ "mau miệng" luôn được khen ngợi là đứa trẻ ngoan, "con nhà có giáo dục".
Tuy nhiên, theo quan niệm mới, nếu bạn gượng ép con bật ra lời chào, mệnh lệnh này thường phản tác dụng, đặc biệt với trẻ cá tính, dễ nổi loạn. Việc nhắc nhở trẻ trước đám đông về việc chào hỏi vô tình biến trẻ thành thụ động, khiến đứa bé thu mình, ngại giao tiếp, xấu hổ với việc phải làm hài lòng người khác.
Quan điểm mới cho rằng, tâm lý không thích chào hỏi là hết sức bình thường của trẻ, xuất phát từ việc cảm thấy xa lạ, hoặc tâm lý đang không vui, hoặc đơn giản là bé đang hướng chú ý đến điều khác.
Với trẻ nhạy cảm, có sự cảnh giác nhất định với người lạ, việc trở nên gần gũi sẽ đòi hỏi nhiều thời gian. Đó đơn thuần là cơ chế "tự bảo vệ" của bé, bởi thông qua cơ chế này, trẻ tự học cách phân biệt những người mình "có thể tin cậy" - "không thể tin cậy", thực chất là một loại cảm xúc bản năng. Cha mẹ nên cho con cơ hội phát triển cảm xúc bản năng này, giống như một dạng "camera an ninh" của chính mình.
4. Bắt trẻ khiêm tốn khi được khen ngợi
Thế hệ trước được dạy dỗ luôn phải khiêm tốn và lịch sự khi nhận được lời khen. Nhiều người lớn lên với nếp nhà như vậy nên mặc nhiên giáo dục con theo cách mà cha ông đã từng làm với mình. Trong bao năm đó vẫn là "khẩu hiệu" giáo dục như một lẽ đương nhiên. Thậm chí trao cho trẻ mức độ khiêm tốn càng cao thì càng tốt.
Thế nhưng quan điểm giáo dục hiện đại lại cho rằng trong một số hoàn cảnh, việc bắt buộc trẻ phải khiêm tốn sẽ khiến bé đánh mất sự tự tin. Bởi vậy, lời khuyên dành cho cha mẹ là trước mỗi lời khen, điều đầu tiên cha mẹ làm không phải là khiêm tốn khước từ, mà là học cách đón nhận. Bạn có thể sử dụng quy tắc giao tiếp 10 điểm, trong đó 5 điểm cảm ơn, 3 điểm hỗ trợ, 2 điểm kỳ vọng. Tức là: Bạn cảm ơn sự khen ngợi của đối phương, sau đó bạn đề cập đến sự tích cực của trẻ để đạt thành quả, và thứ ba là bày tỏ kỳ vọng con sẽ làm tốt hơn nữa trong tương lai.
Tại sao trẻ có thể kể rất nhiều việc với bạn bè ở lớp nhưng lại không tâm sự cùng cha mẹ? Đây cũng chính là băn...