Phương pháp giáo dục đáng suy ngẫm ở trường học đặc biệt nhất hành tinh
Ngôi trường có học phí đắt đỏ hàng đầu thế giới, tuyển sinh nghiêm ngặt nhưng yêu cầu học sinh làm việc như những người nông dân, thợ thủ công thực thụ,...
Năm 12 tuổi, Reid Hoffman, đồng sáng lập trang LinkedIn, nhà đầu tư của Greylock Partners và là một trong những tỉ phú có sức ảnh hưởng lớn nhất ở thung lũng Silicon, Mỹ đã giấu bố mẹ đăng ký vào Putney - trường nội trú nhỏ ở miền Nam bang Vermont, Mỹ. Sự thành công của ông là 1 trong những minh chứng xác thực nhất cho sự phát triển đúng hướng của ngôi trường đặc biệt này.
Nhà tỉ phú quyền lực chia sẻ rằng: “Điểm thu hút nhất của trường Putney đối với tôi là ngoài việc giáo dục kiến thức, học sinh được trải nghiệm các công việc giống như thợ rèn, thợ mộc, nông dân và nhiều thứ khó có thể tìm kiếm ở bất cứ ngôi trường nào khác”.
Trường Putney nằm trong 1 trang trại bò sữa ở miền Nam Vermont, Mỹ. Quy mô của trường còn khá nhỏ với 238 học sinh, trung bình mỗi lớp khoảng 11 thành viên, và tất cả phải hoàn thành các công việc giống như 1 nông dân thực thụ để đủ điều kiện tốt nghiệp.
Học phí đối với học sinh nội trú khoảng 56.800 USD/năm (khoảng 1.28 tỉ VNĐ). Đây là mức học phí khá đắt đỏ, ngang bằng với các trường đại học thuộc khối Ivy League. Những học sinh không nội trú chỉ phải đóng 34.300 USD/năm (gần 780 triệu VNĐ). Ngoài ra, 43% học sinh Putney được trường hỗ trợ tài chính.
Putney cung cấp 1 chương trình học hoàn toàn khác biệt cho các học sinh của mình. Học sinh cũng như phụ huynh không hề biết đến điểm số cho đến khi họ nộp đơn vào đại học. Thay vào đó, học sinh sẽ nhận được 6 bản nhận xét của giáo viên về tiến độ học tập của mình trong mỗi năm.
Sự khác biệt lớn nhất tại Putney là trường yêu cầu học sinh lao động như những người thợ chuyên nghiệp trong suốt quá trình học tập. Mỗi quý được thay đổi công việc 1 lần để đảm bảo học sinh sẽ hoàn thành cả 6 hạng mục được đề ra trước khi tốt nghiệp.
6 công việc bao gồm: nấu ăn, bồi bàn, làm việc chuồng trại, đội chế biến, đội dự bị và nhóm làm nông (trồng vườn, trồng trọt, lấy củi, chế tạo đường, chăm sóc cây cảnh, bảo trì đường).
Yêu cầu mỗi học sinh phải lao động bằng chính sức lực của mình xuất phát từ mục đích ban đầu của trường Putney: “Lao động là phương pháp rèn luyện bản thân tuyệt vời nhất để đóng góp cho cộng đồng”.
Tất cả chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa hay các công việc khác mà học sinh Putney tham gia đều tuân theo nguyên tắc trọng tâm là kiến thức và kỹ năng học được mới là điều quan trọng nhất, chứ không phải điểm số.
"Trong một ngày, học sinh có thể làm việc trong đội chuồng trại, hợp tác trong phòng thí nghiệm Hóa học, chuẩn bị cho cuộc tranh luận tại lớp Kinh tế học, tổ chức hội thảo cho Câu lạc bộ Nữ quyền. Các em cũng có thể tự rèn kiếm hoặc trao đổi hoạt động trong tuần với bạn cùng ký túc xá", đại diện nhà trường cho biết.
Một số học sinh chọn sống trong cabin bằng gỗ không có điện, phải dùng củi để sửa ấm. Một vài cabin được lắp tấm pin năng lượng mặt trời phục vụ cho việc chiếu sáng bên trong.
Không phải ai cũng có cơ hội trở thành 1 thành viên của Putney. Giám đốc truyền thông của ngôi trường đặc biệt này cho biết, nhà trường chú trọng tuyển sinh những em có khả năng tự lập và biết cách kiểm soát tốt việc học của mình.
“Putney đã thay đổi của đời tôi. Tôi sẽ không thể tìm thấy nơi nào khác cho phép tự thiết kế lớp học thiết kế thời trang, sống trong cabin nhỏ không điện, không nước, được phép đặt câu hỏi và nhận lại sự hỗ trợ nhiệt tình từ giáo viên, tham gia vào ban tuyển sinh, nấu món ăn cho bữa tối của toàn trường, thực hiện vô số điều thú vị khác", một cựu học sinh nhận xét về ngôi trường đặc biệt của mình.
Đây cũng là ngôi trường cũ của Bill Gates. Tỷ phú nổi tiếng bậc nhất thế giới từng chia sẻ: Nếu không có ngôi trường...