Phương pháp Feynman khiến trẻ bứt phá nhanh, học đâu nhớ đó

Sự kiện: Dạy con

Phương pháp học tập của Feynman được công nhận tốt nhất trên thế giới nhưng nhiều người không biết nó có tác dụng gì.

Người ta thường nói rằng “cần cù bù thông minh”, chỉ cần siêng năng hơn một chút sẽ tốt hơn bất kỳ phương pháp học tập này, nhưng thực tế không phải như vậy.

Trang Sohu đăng tải một câu chuyện khiến nhiều người cảm thấy khó tin.

Tại một vùng nông thôn nọ, có 2 anh em sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Gia đình có 4 người, bố mẹ đều là nông dân, mặc dù ít học nhưng họ luôn đối xử rất công bằng với con mình.

Vì điều kiện tài chính khó khăn nên khi học hết chương trình giáo dục bắt buộc , gia đình cân nhắc chỉ có thể nuôi được một đứa con học lên tiếp. Cuối cùng, mọi người nhất trí cho người em đi học, còn người anh sẽ ở nhà phụ giúp việc đồng áng.

Tuy nhiên, đối với quyết định này, người bố luôn trăn trở trong lòng, thương con nhưng điều kiện gia đình không thể chi trả chi phí học tập cho 2 đứa con. Vì vậy, người bố đã nghĩ ra một cách để cho người anh tiếp tục được học, đó là để người em dạy cho anh mình những gì cậu học được ở trên trường. Bằng cách này, 2 đứa trẻ có thể học cùng một lúc.

Phương pháp Feynman khiến trẻ bứt phá nhanh, học đâu nhớ đó - 1

Hơn nữa, để đảm bảo việc học của người anh hiệu quả, người bố luôn yêu cầu con phải kể lại những gì mình học được để ông có thể nắm bắt được tình hình học tập của con mình.

Cứ như vậy, thời gian trôi qua từng ngày, chớp mắt kỳ thi tuyển sinh đại học đang đến gần. Người em đăng ký thi đại học theo cách thông thường, còn người anh phải nhờ tới sự giúp đỡ của giáo viên em trai, cuối cùng cả 2 anh em đều thi đỗ đại học.

Người bố không đặt nhiều hy vọng vào kết quả thi đại học của 2 đứa con, cả đời ông sống lương thiện, chỉ mong con sau này có thể vào một trường đại học và thoát cảnh nghèo khó nơi miền núi này.

Tuy nhiên, điều mà người bố chưa bao giờ dám mơ tới là 2 đứa con của ông, một đứa đậu vào Đại học Thanh Hoa, một đứa đậu vào Đại học Bắc Kinh.

Nhiều người thắc mắc rằng, tại sao trong điều kiện khó khăn như vậy mà 2 anh em lại có thể học giỏi như thế?

Trên thực tế, ngoài những phẩm chất ưu tú của các em, còn có một yếu tố quan trọng khác, phương pháp học tập mà 2 anh em hóa ra chính là “phương pháp học tập Feynman”.

Nói một cách đơn giản, phương pháp Feynman là quá trình “học + dạy”. Sở dĩ phương pháp này đạt hiệu quả cao là do dưới tác động của nó, tốc độ ghi nhớ kiến ​​thức trong não sẽ được cải thiện rất nhiều.

Theo dữ liệu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của Mỹ: “Tỷ lệ ghi nhớ của não khi tiếp thu kiến ​​thức qua nghe giảng là 5%, đọc là 10%, đa phương tiện là 20%, diễn đạt tại chỗ là 30%, thảo luận với người khác là 50%, thực hành là 75% và dạy người khác là 90%".

Ví dụ, nếu trẻ chỉ tiếp nhận kiến ​​thức bằng cách nghe thì chỉ có thể nhớ được 5% những gì học được trong não. Nhưng nếu học rồi dạy lại cho người khác thì não bộ sẽ nhớ tới 90%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt lớn giữa các phương pháp khác nhau, chủ yếu dựa trên yếu tố “chủ động” và “thụ động”. Phương pháp học tập của Feynman là làm cho bạn trở nên chủ động hơn.

Trẻ em nên sử dụng Phương pháp học tập Feynman như thế nào?

Phương pháp học Feynman là một phương pháp học tập và hiểu bài giảng được đặt theo tên của nhà vật lý nổi tiếng Richard Feynman. Phương pháp này nhấn mạnh việc giải thích một khái niệm một cách đơn giản và rõ ràng để hiểu sâu hơn và ghi nhớ lâu hơn.

Phương pháp Feynman khiến trẻ bứt phá nhanh, học đâu nhớ đó - 2

Dưới đây là các bước cơ bản của phương pháp học Feynman:

1. Chọn một chủ đề

Chọn một chủ đề hoặc khái niệm bạn muốn học hiểu sâu hơn.

2. Giải thích như khi nói chuyện cho người khác

Hãy giả định rằng bạn đang giảng bài cho người khác, với mục tiêu giải thích một cách đơn giản và rõ ràng. Sử dụng ngôn ngữ phổ thông và tránh sử dụng các thuật ngữ phức tạp.

3. Sử dụng giấy và bút

Viết xuống những gì bạn biết về chủ đề đó bằng ngôn ngữ của một người không biết gì về nó. Sử dụng từ ngữ đơn giản, ví dụ và hình vẽ để giải thích khái niệm.

4. Tìm hiểu thêm

Trong quá trình giải thích, bạn sẽ nhận ra những khuyết điểm trong hiểu biết của mình. Điều này sẽ khuyến khích bạn tìm hiểu thêm, tra cứu thông tin chi tiết và điều chỉnh cách giải thích của mình để hiểu sâu hơn.

5. Kiểm tra hiểu biết

Sau khi bạn đã giải thích một cách đơn giản và rõ ràng, hãy kiểm tra hiểu biết của mình bằng cách giải thích lại chủ đề mà không cần dựa vào ghi chú hoặc tài liệu. Điều này giúp bạn xác định những khía cạnh mà mình vẫn chưa hiểu rõ và cần phải nghiên cứu thêm.

Phương pháp học Feynman khuyến khích việc hiểu sâu và rõ ràng, giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc. Nó cũng giúp bạn nhận ra những khuyết điểm trong kiến thức của mình và tạo động lực để nghiên cứu thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Học ngắt quãng: Phương pháp “vàng” giúp trẻ tiến bộ thần tốc trong việc học

Không phải cứ gắng sức tập trung trong thời gian dài là tốt, giáo sư Barbara Oakley chỉ ra những sai lầm mà nhiều người mắc phải, điều này giúp ích rất nhiều cho học sinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG HẰNG (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN