Phổ điểm năm nay chỉ ở mức 5 - 6?
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án các môn thi, các giáo viên dự đoán, phổ điểm các môn năm nay sẽ tập trung ở mức 5-6 điểm, đặc biệt là môn Ngữ văn, Toán, Hóa, Lịch sử... thí sinh khó đạt điểm cao vì đề năm nay khó hơn rất nhiều.
Sau 90 phút làm bài thi môn Toán, tại các điểm thi, không ít thí sinh bật khóc vì đề quá khó. Một thí sinh tại điểm thi THPT Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ, để làm được những câu cuối buộc phải đặt bút tính toán tìm ra đáp án đúng, mỗi câu như vậy phải có ít nhất 5 phút thế nhưng đề 50 câu, thí sinh chỉ có 90 phút làm bài là quá ít.
Giáo viên dạy Toán, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) thầy Đào Nguyên Sử nhận định, phổ điểm chỉ ở tầm 4-6 điểm, học sinh khá chỉ dừng lại ở mức 6-7 điểm, riêng điểm 9, 10 năm nay sẽ rất ít vì chỉ học sinh chuyên, học sinh được ôn luyện kỹ thì mới đạt được điểm số này.
Cô Nguyễn Thanh Dung, giáo viên dạy Văn ở một trường THPT Thanh Hóa cho rằng, đáp án môn Ngữ văn rất chung chung như vậy, việc cho điểm bài thi phụ thuộc vào cảm quan, bản lĩnh của người chấm. “Giá như đáp án mở nhưng có thêm những gạch đầu dòng biểu đạt nội dung, tư tưởng cần có thì sẽ có căn cứ hơn”, cô Dung nói. Cũng theo cô Dung, đề Ngữ văn năm nay khó, phù hợp với thi học sinh giỏi hơn là phục vụ kỳ thi 2 trong 1. Sẽ có khoảng 50% thí sinh chỉ đạt điểm ở mức từ 4-6 điểm, không ít em chỉ đạt 2-3 điểm và hiếm có điểm 9, 10.
Ở các môn thi như Vật lý, Sinh học, Ngoại ngữ, đa số giáo viên chuyên môn của các trường THPT cũng dự đoán, phổ điểm năm nay chỉ nằm ở mức 4-6 hoặc 5-7 điểm. Nếu như năm trước, học sinh khá có thể đạt 7-8 điểm thì năm nay học sinh khá cũng chỉ dừng chân ở điểm 6. Học sinh học giỏi thực sự mới đạt được điểm 8, 9. Ở tổ hợp môn KHXH, các giáo viên cho rằng, đề trắc nghiệm nhưng đòi hỏi thí sinh phải hiểu bản chất vấn đề, trong quá trình học giáo viên phải mở rộng nhiều nội dung ngoài sách giáo khoa thì mới chọn được đáp án đúng.
Đề thi phân loại cao, điểm chuẩn top trên giảm?
Đề thi THPT Quốc gia năm nay được nhiều chuyên gia đánh giá độ khó tăng, tính phân loại cao nên điểm chuẩn sẽ có nhiều biến động, đặc biệt với những ngành, trường top trên…
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Độ, hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân, quận Tân Phú, TPHCM cho rằng, cấu trúc đề thi khá giống với đề thi minh họa. Với 50% câu hỏi học sinh trung bình có thể làm được để tốt nghiệp, 30% câu hỏi tiếp theo sẽ dùng để dành cho các học sinh khá muốn đậu vào các trường tốp giữa, 10% dành cho học sinh giỏi và 10% câu dành cho học sinh cực kỳ xuất sắc muốn đậu vào trường top trên. “Về cơ bản, đề thi đảm bảo được 2 mục tiêu, tuy nhiên độ khó cao hơn năm trước nhiều, đến nỗi học sinh trường chuyên cũng than phiền. Với bộ đề thi này, điểm 9 ở hầu hết các môn là cực hiếm do đó sẽ không còn mưa điểm 10 như năm trước…”, ông Độ nói.
Mặc dù đánh giá đề khó, điểm tối đa sẽ ít song ông Độ cho rằng, phổ điểm vẫn sẽ dao động quanh điểm 4 và 5, độ phân hóa đề cao sẽ giúp phân loại được học sinh khá, giỏi và xuất sắc, giúp các trường chọn đúng được đối tượng học sinh của mình.
Trong khi đó, một giáo viên luyện thi khối A và B cho biết, nhiều học sinh của ông có học lực khá tốt, giải nhiều đề khó song cũng rất vất vả với đề thi THPT Quốc gia vừa qua. “Đề thi có những câu hỏi khó, đòi hỏi phải tính toán cực nhanh và lo-gic mới có thể làm được. Với cấu trúc đề như vậy, điểm chuẩn của các trường top trên dự kiến sẽ giảm vì điểm 9, 10 sẽ ít hơn rất nhiều”, giáo viên này nói.
Điểm chuẩn trường top trên sẽ giảm mạnh Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho biết năm nay, các đề nhìn chung khó, đặc biệt khối tự nhiên, việc đạt được điểm 6 là không dễ dàng, và điểm 8, 9 trở lên sẽ rất khó. “Do đó, phổ điểm của môn Toán và Văn năm nay sẽ thấp hơn nhiều so với năm trước, dẫn đến điểm chuẩn vào các ngành, chuyên ngành chắc chắn sẽ giảm ở mức từ 3- 5 điểm, tùy ngành - trường”, ông Sơn nói. |
Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2018, đại diện nhiều trường ĐH cùng có chung nhận định điểm chuẩn vào các ngành, chuyên...