Phải làm gì nếu bé ngoan ở nhà học tật xấu của bạn khi đi mẫu giáo?
Nhiều phụ huynh cảm thấy rất lo lắng trước sự thay đổi theo chiều hướng xấu này của con mình.
Vì sao bé ngoan trở nên hư hơn sau khi đi học mẫu giáo?
Lúc còn ở nhà, trẻ rất ngoan, tính cách tốt nhưng sau khi đi học mẫu giáo, trẻ học các thói hư tật xấu của bạn bè, hay nói bậy, cư xử kém khiến cha mẹ rất lo lắng.
Điều này có liên quan tới việc thiếu trải nghiệm và cách một đứa trẻ học hỏi, bắt chước khi biết thêm những điều mới mẻ
Khi trẻ ở trong một nhóm bạn bè mới, chúng rất dễ bắt chước các hành vi của nhau. Những từ mà trẻ chưa từng nghe trước đây sẽ nhanh chóng được trẻ nói theo, điều này sẽ làm giàu thêm vốn từ vựng. Một số hành vi nghịch ngợm trẻ chưa bao giờ làm nay trở thành một thú vui mới.
Tất cả những thay đổi này khiến các bậc phụ huynh choáng ngợp, thậm chí có người còn băn khoăn có nên cho con mình tiếp tục đi học mẫu giáo không. Họ cho rằng, đi nhà trẻ là để nâng cao nhận thức, kỹ năng giao tiếp chứ không phải học theo thói hư tật xấu như thế này.
Một số thói quen xấu trẻ dễ bắt chước theo các bạn như mút tay, nói bậy… dù cha mẹ nói như thế nào bé cũng không chịu thay đổi. Cha mẹ không chỉ lo lắng trước những hành vi này mà còn cảm thấy bất lực trước sự mất kiểm soát của con cái.
Còn đối với trẻ, việc mở mang tầm mắt trong ngôi trường mới, tiếp xúc với bạn bè mới, những hoạt động thú vị… khiến chúng không ngừng bắt chước và học hỏi nhanh chóng.
Cha mẹ cần học cách chấp nhận việc sớm muộn gì con cái cũng thoát khỏi vòng tay của mình
Trẻ con sớm muộn gì cũng sẽ lớn lên, và chúng được chào đón bởi một thế giới với nhiều điều thú vị bên ngoài vòng tay của cha mẹ.
Trải nghiệm bạn bè đồng trang lứa là một môi trường phát triển quan trọng đối với trẻ em. Lúc này, trẻ sẽ biết thêm nhiều về kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm, hành vi tốt xấu… và điều đó ảnh hưởng tới sự thích nghi của chúng.
Việc tương tác với người khác sẽ khiến trẻ bớt lo lắng, thích nghi nhanh, tăng cảm giác an toàn, cải thiện nhận thức bản thân, quản lý cảm xúc của bản thân và bình đẳng lẫn nhau giữa các bạn cùng lứa tuổi. Tất cả những điều này đều là trải nghiệm mới mẻ so với mối quan hệ cha mẹ - con cái quen thuộc.
Trong một cộng đồng những người bằng tuổi, trẻ có thể xem xét các ý kiến và quan điểm trái ngược nhau, thương lượng, thảo luận, quyết định thỏa hiệp hoặc từ chối.
Trẻ phát triển khả năng hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của người khác, điều này rất quan trọng cho sự phát triển sau này.
Trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển kỹ năng xã hội, nhạy cảm nhất ở độ tuổi lên 2. Lúc này, cha mẹ cần tạo cơ hội cho trẻ giao lưu với các trẻ khác nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần quan sát kỹ con mình, kịp thời ngăn chặn những hành vi không phù hợp ở trẻ khi cần thiết.
Cách cha mẹ giúp trẻ hòa nhập vào môi trường mới
Đối với một số hành vi không phù hợp của trẻ sau khi mẫu giáo, cha mẹ chú ý những điều sau:
- Độ tuổi thích hợp nên cho trẻ đi học mẫu giáo là 2 tuổi.
Khi tới tuổi đi học mẫu giáo, cha mẹ cần chuẩn bị một số thứ như lịch trình học ở trường như thế nào, thời gian sinh hoạt ra sao, khả năng tự ăn uống như thế nào.... Tiếp theo đó, trẻ cần được cha mẹ rèn những điều như vậy ở nhà, sau khi đi mẫu giáo sẽ trẻ thích nghi nhanh chóng.
- Trong việc lựa chọn trường mẫu giáo, cha mẹ nên chọn các trường mẫu giáo phù hợp với quan điểm nuôi dạy con của mình.
- Sau khi đi mẫu giáo, nếu cha mẹ nhận thấy con mình học theo một số hành vi xấu của bạn bè, đừng quá lo lắng.
Khi trẻ ở nhà, cha mẹ hãy nhắc nhở bất cứ lúc nào và nói rõ cho chúng biết lý do tại sao điều này là không tốt, nếu cần thiết có thể trao đổi với giáo viên. Thông qua nỗ lực chung của cha mẹ và giáo viên, những hành vi không phù hợp của trẻ sẽ biến mất từ từ.
Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ đứa trẻ nào.
Nguồn: [Link nguồn]