"Hà Nội nên mạnh dạn cho trẻ học cả ngày ở trường"

Sự kiện: Giáo dục

PGS.TS. Trần Đắc Phu, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Hà Nội nên mạnh dạn để cho trẻ học cả ngày ở trường.

Ngày 8/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã; phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã và các trường trực thuộc thông báo về việc cho học sinh các khối từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại trường học từ ngày 10-2-2022.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày; không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường. Yêu cầu này cũng được áp dụng đối với các trường đang tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên địa bàn thành phố.

PGS.TS. Trần Đắc Phu. 

PGS.TS. Trần Đắc Phu. 

Hiện nay rất nhiều phụ huynh mong muốn tổ chức ăn bán trú khi học sinh trở lại trường.

PGS.TS. Trần Đắc Phu, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, Hà Nội nên mạnh dạn để cho trẻ học cả ngày ở trường.

“Theo tôi, Hà Nội nên mạnh dạn để trẻ học bán trú ở trường để khỏi xáo trộn lich của cha mẹ. Tại đây, trường sẽ quản lý rủi ro, tăng cường biện pháp phòng bệnh, tuyệt đối tránh tiếp xúc lớp này với lớp kia. Như vậy, sẽ khoanh vùng được tốt hơn nếu có ca mắc tại lớp đó”, ông Phu nói.

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, nhiều gia đình cho trẻ ở nhà mà thả rông, lây nhiễm trong cộng đồng đã có rồi. Do đó, khi trẻ về nhà, gia đình không quản được sẽ lại xuất hiện nguy cơ lây nhiễm trong gia đình.

Vì vậy, việc để trẻ trở lại trường ở thời điểm này là hoàn toàn hợp lý. Do đó, phụ huynh và học sinh không nên lo lắng. Theo ông Phu, trong dịp Tết Nguyên đán, không ít phụ huynh đưa con đi về quê, du lịch, đi chơi... Trong khi đó, ngay cả ở nhà, trẻ cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn khi đi học. Bởi, dù ở nhà, trẻ cũng vẫn tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình.

Do đó, khi đi học, trong trường hợp lớp có trẻ mắc COVID-19, F0 có thể nghỉ và học trực tuyến. Đồng thời, nhà trường cho xét nghiệm đối với các bạn khác trong lớp.

Tuy nhiên, cũng theo ông Phu, việc đi học một buổi cũng giảm nguy cơ phần nào vì trẻ không ngủ gần nhau, không ăn gần nhau, bỏ khẩu trang. Do đó, quan trọng nhất vẫn là ý thức phòng bệnh. Cha mẹ, giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện biện pháp “5K”.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Việt Anh, chuyên gia giáo dục cho rằng, khả năng thích nghi là khả năng tốt nhất của con người giúp chúng ta tồn tại đến ngày hôm nay. Mọi khó khăn đều có giải pháp, thay vì cha mẹ phàn nàn hãy tìm cách khắc phục.

“Bố mẹ có thể hướng dẫn con sử dụng các phương tiện công cộng, tạo nhóm bạn cùng đi về. Phụ huynh luôn nhớ giúp trẻ thích nghi, đáp ứng được các yêu cầu của cuộc sống thì trẻ mới phát triển được. Chúng ta không thể theo con suốt cuộc đời, cũng không thể giám sát con 24/24 nên việc dám buông tay để con trưởng thành là điều hết sức cần thiết. Cha mẹ nên hướng dẫn con các kỹ năng cuộc sống, kỹ năng xã hội, kỹ năng sinh tồn để con tự tin hơn cũng quan trọng không kém việc học kiến thức”, TS. Nguyễn Việt Anh nói.

Về vấn đề cho học sinh trở lại trường học nhưng không cho ăn bán trú, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội để giải quyết. Khi đưa các em trở lại trường cũng phải đánh giá đến phụ huynh học sinh, đặc biệt là các em nhỏ cần phải ăn bán trú như cấp mầm non và tiểu học. Nếu chỉ cho các em học nửa ngày, còn nửa ngày đón về nhà sẽ ảnh hưởng đến giờ làm và việc đi lại của cha mẹ.

Bộ trưởng GD-ĐT: Tuyệt đối không kỳ thị đối với các trường hợp không may bị F0

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường dành lượng thời gian phù hợp để học sinh làm quen trở lại với việc học trực tiếp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN