PGS Văn Như Cương nói về “khủng hoảng” tuyển sinh lớp 6

Trước sự thay đổi nhanh chóng trong phương thức tuyển sinh vào lớp 6 THCS, PGS Văn Như Cương - Chủ tịch HĐQT trường dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã viết trên Facebook cá nhân những chia sẻ tâm huyết và thẳng thắn.

Nêu tiêu đề “Cuộc “khủng hoảng” không đáng có và bài học để đời”, PGS Văn Như Cương mở đầu bài viết: “Gần đến ngày học sinh tiểu học được xét tuyển vào lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới thì một cuộc “khủng hoảng” bỗng xẩy ra do một chỉ thị của Bộ GD&ĐT “Cấm thi vào 6”. Chỉ 1% số h/s lớp 5 muốn thi vào lớp 6 của các trường họ thích”.

PGS Văn Như Cương nói về “khủng hoảng” tuyển sinh lớp 6 - 1

PGS Văn Như Cương- Chủ tịch HĐQT trường dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội)

Ông cho rằng, các trường không mang tính phổ cập đều có cách thức tuyển sinh riêng: “Nền Giáo dục của chúng ta đã phổ cập đến bậc THCS. Như vậy, nói chung 99% học sinh không phải thi vào lớp 6. Ngoài các lớp THCS như bình thường còn có một số trường lớp không mang tính phổ cập. Đó là các trường chuyên, các trường có chất lượng dịch vụ giáo dục cao, các trường tư thục… các trường này được phép tuyển sinh không theo tuyến, thu hút nhiều học sinh đến nộp đơn xin học”.

Nói thêm về cái khó trong tuyển sinh lớp 6, PGS Cương chia sẻ: “Mọi người đếu biết rằng hiện nay Học bạ bậc Tiểu học có hai mức loại đánh giá “đạt”, hoặc “không đạt”, mà đại đa số là “đạt”. Bởi vậy nếu một trường nào đó có 2000 hồ sơ nhà chỉ có thể nhận vào học 500 em thì làm thế nào để “xét tuyển” nếu không được “thi tuyển”? Đó là một câu hỏi sát sườn, một bài toán mà hầu hết các ông Hiệu trưởng bó tay”.

Thất vọng trước việc các phương án tuyển sinh lớp 6 một số trường bị bác bỏ, PGS Cương chia sẻ: “Sở GD&ĐT Hà Nội đã cho phép 6 trường tự đề ra phương án tuyển sinh. Cuối cùng trong một cuộc họp với Sở GD&ĐT Hà Nội, có ba trường đã được Sở duyệt, chuẩn bị trình lên UBND thành phố.

Đột nhiên, có một chỉ thị hỏa tốc của UBND TP. Hà Nội gửi xuống cho Sở, trong đó nói rằng mọi cơ sở giáo dục của Hà Nội chỉ được xét tuyển mà không được thi tuyển dưới mọi hình thức… Thế là bao nhiêu công sức đành đổ xuống sông xuống biển”.

Theo PGS Văn Như Cương, cuộc “khủng hoảng” bao giờ kết thúc và kết thúc như thế nào, nhưng nó sẽ để lại những bài học: “Một là: cần phải đổi mới Giáo dục nhưng trong giáo dục quy luật này luôn luôn đúng: Dục tốc bất đạt. Hai là: Trước khi ban hành một chỉ thị cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng, sâu sát thực tế, tham khảo ý kiến các chuyên gia… Phải chú ý đến tính khả thi của chỉ thị và sự đồng thuận của nhân dân. Ba là: Khi triển khai chỉ thị cần tính đến những trường hợp phải điều chỉnh, thay đổi để tốt hơn”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.Hằng/Báo Gia đình & Xã hội
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN