Nuôi con trai cần chú ý 4 điểm này, trẻ lớn lên mới có triển vọng
Nuôi con trai cũng giống như trồng một cái cây, nếu có môi trường phù hợp, đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển tốt.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, giáo dục con trai phải nghiêm khắc nhưng thực tế có phải là điều đúng đắn? Nếu cha mẹ không hiểu được bản chất của con mình, bỏ qua quy luật phát triển, dùng bạo lực để giải quyết nhanh chóng, việc dạy con này sẽ chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn.
Triết gia Hy Lạp cổ đại Plato từng nói: "Trong tất cả các loài động vật, giống đực là loài khó kiểm soát và đối phó nhất".
Nghiên cứu khoa học về não bộ cho thấy, thùy não trước của các bé trai phát triển chậm hơn, khả năng tự chủ yếu hơn và bốc đồng hơn. Ngoài ra, do tác dụng của testosterone, các bé trai thường năng động, dễ cáu gắt và hung hãn hơn so với bé gái.
Vì 2 lý do này, việc dạy dỗ con trai là một thách thức lớn đối với các bậc cha mẹ. Nếu trong nhà có một đứa con trai ngỗ nghịch, cha mẹ không nên đối đầu mà chú ý 4 điều dưới đây:
1. Cho con cơ hội trở thành anh hùng
Có một cậu bé bị vài vết sẹo trên mặt, khi được hỏi nguyên nhân ai cũng bất ngờ. Hóa ra vết sẹo này là do cậu bé dám “đấu tranh chống lại sự bất công” khi có một bạn nam trong lớp chọc ghẹo bạn nữ.
Mặc dù có người trách cậu bé không nên làm chuyện bao đồng nhưng cha của cậu bé đã khen ngợi con trai mình rằng: “Con là một anh hùng nhỏ dám đấu tranh chống lại cái xấu, bố ủng hộ hành động của con. Tuy nhiên, đánh nhau như vậy là không đúng. Con có thể huy động những đứa trẻ khác nói lý lẽ với kẻ bắt nạt, nếu mọi người cùng đồng lòng chỉ trích hành động xấu tính này, bạn ấy sẽ không dám bắt nạt người khác nữa”.
Cậu bé rất hãnh diện khi nghe cha mình khen ngợi như vậy.
Người ta nói rằng, thái độ của cha mẹ trong việc giải quyết các vấn đề của con cái quyết định tương lai của con cái họ.
Là cha mẹ, chúng ta phải sẵn sàng buông bỏ và cho con mình cơ hội trở thành anh hùng.
Cha mẹ có thể nói với con cái rằng, những hành động anh hùng có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi, ngăn chặn người khác làm hại động vật nhỏ, nhìn thấy một đứa trẻ rơi xuống nước và tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn, v.v. đó đều là những hành động anh hùng.
Đứa trẻ sẽ hiểu rằng, một anh hùng thực sự không phải là người chiến đấu mà là người dám đứng lên bảo vệ người yếu thế. Tất nhiên, hành vi anh hùng không chỉ thể hiện ở sự dũng cảm mà còn ở trách nhiệm.
2. Cho con cơ hội được thể hiện bản thân
Trong gia đình có con trai, nếu người mẹ luôn tỏ ra mạnh mẽ, con trai sẽ dễ trở nên tự ti, yếu đuối. Nhưng nếu mẹ học cách “tỏ ra yếu đuối”, việc nuôi dạy con trai sẽ dễ dàng hơn.
Khi ôm cậu con trai 3 tuổi chen vào xe buýt, người mẹ suýt ngã nên nói với con trai rằng: “Chân mẹ bị thương, mẹ không thể bế con lên xe được”.
Con trai cô nói : “Mẹ nắm tay con đi, con sẽ đỡ mẹ cho khỏi ngã”. Người mẹ nghe vậy rất xúc động, còn cậu bé thì tự hào vì đã giúp đỡ được mẹ mình.
Cho phép con cái tham gia đúng cách vào công việc gia đình và học cách chịu trách nhiệm có thể khiến trẻ thông minh, biết ơn và có trách nhiệm hơn.
Một nghiên cứu kéo dài 20 năm do Đại học Harvard, Mỹ thực hiện cho thấy, so với những đứa trẻ không làm việc nhà, những đứa trẻ thích làm việc nhà có tỷ lệ kiếm được việc làm là 15:1, thu nhập cao hơn 20% và hôn nhân hạnh phúc hơn.
Viện Khoa học Giáo dục Trung Quốc cũng tiến hành khảo sát 20.000 gia đình có học sinh tiểu học trên cả nước. Người ta phát hiện ra rằng, những đứa trẻ làm việc nhà có khả năng đạt được kết quả xuất sắc cao gấp 27 lần.
Trong quá trình trẻ lớn lên, công việc nhà gắn bó chặt chẽ với sự phát triển các kỹ năng vận động, khả năng nhận thức và tinh thần trách nhiệm của trẻ.
Trên thực tế, trẻ em luôn mong muốn được cha mẹ cần đến và được công nhận. Sự khẳng định của cha mẹ đối với con trai có thể kích thích tiềm năng của trẻ.
3. Cho phép con nổi cơn thịnh nộ
Trong cuộc sống, các bé trai thường dễ mất bình tĩnh hơn bé gái. Khi không vui, chúng ném đồ đạc, ăn vạ, khóc lóc không ngừng. Cha mẹ rất đau đầu khi phải giải quyết những vấn đề này.
So với các bé gái cùng tuổi, các chức năng thể chất, tâm lý và ngôn ngữ của bé trai phát triển muộn hơn và chưa thể diễn đạt bằng ngôn ngữ.
Vì vậy, các bé trai chỉ có thể bày tỏ sự không hài lòng bằng những cử động cơ thể như khóc, lăn lộn.
Trước tình trạng trên, cha mẹ nên làm gì?
Trong cuốn sách “Kỷ luật tích cực” có một câu chuyện ngắn như sau:
Một người cha tỏ ra kiên nhẫn khi đối mặt với đứa con đang nổi cơn thịnh nộ. Ông bình tĩnh ngồi xuống ngang tầm với con và xin một cái ôm của con.
Con trai ông sững sờ một lúc rồi ngừng khóc và đồng ý tuy phần miễn cưỡng. Hai cha con ôm nhau, “cơn bão” nhanh chóng dừng lại.
Nhiều khi trẻ mất bình tĩnh, phản ứng đầu tiên của cha mẹ là ngăn trẻ lại, để trẻ không còn nơi nào để trút giận. Trên thực tế, việc giận dữ là cách biểu đạt cảm xúc giống như cười hay khóc.
Những cơn giận dữ của trẻ thường là một dạng bất an về tâm lý, bề ngoài tưởng chừng như chúng đang gây áp lực cho cha mẹ nhưng thực chất chúng đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân yêu.
4. Cho con chơi thể thao
Các bé trai lúc nào cũng năng động, dường như có nguồn năng lượng vô tận. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ chơi một môn thể thao nào đó để giải phóng bớt năng lượng, khiến trẻ vui mà bản thân mình có phút giây được thư giãn.
Đại học Stanford, Mỹ từng thực hiện một cuộc khảo sát và thấy rằng, trong số sinh viên năm nhất được nhận vào các trường danh tiếng của Mỹ, hơn 66% biết chơi thể thao.
Giáo sư tâm lý học He Lingfeng của Viện Khoa học Trung Quốc nói: “Một cậu bé thành thạo một môn thể thao nào đó sẽ rất nhiệt tình, biết cố gắng, có tính tự giác, khả năng chịu đựng được sự thất vọng, biết cách nâng cao kỹ năng và tìm cách làm được điều đó”.
Trẻ có năng khiếu thể thao có lòng dũng cảm thử thách bản thân, có tính kiên trì, kỹ năng làm việc nhóm và thái độ tích cực với cuộc sống.
Nguồn: [Link nguồn]
Trước năm 12 tuổi, cha mẹ cần lập ra một số nguyên tắc. Sau năm 12 tuổi, cha mẹ cần tỏ ra thấu hiểu.