Nữ thủ khoa Hà Nội phát điên tại sân bay

"Nhìn vẻ mặt ngơ ngác, lúc tỉnh lúc mê này của T. ít ai nghĩ em đã từng là một học sinh xuất sắc nhiều năm liền".

Trong 15 năm hành nghề, BS. Vân (Phó trưởng khoa nhi, Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I) đã tiếp xúc và trực tiếp điều trị cho hàng trăm bệnh nhân mắc các chứng bệnh về tâm thần, rối loạn tâm thần… Mỗi bệnh nhân là một câu chuyện khác nhau về nguyên nhân, số phận, gia cảnh.

Trong đó, có những bệnh nhân thuộc dạng đủ đầy cả về vật chất lẫn tinh thần, học hành giỏi giang, thậm chí giật được cả học bổng và đã đi du học. Đùng một cái gia đình hay tin cô con gái đi du học xuất hiện ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) trong tình trạng “tay nhặt lá, chân đá ống bơ”. Đó là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Phương T. sinh năm 1990 (ở Ba Đình, Hà Nội) mà BS. Vân tạo điều kiện để chúng tôi được tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và người nhà.

Thủ khoa tâm thần

Nhìn vẻ mặt ngơ ngác, lúc tỉnh lúc mê này của T. ít ai nghĩ em đã từng là một học sinh xuất sắc nhiều năm liền. Nói về bề dày thành tích học tập của T. ông Nguyễn Mai H. bố của T. tươi nét mặt nhớ lại: “Em nó thông mình từ nhỏ, ngay khi học mẫu giáo đã đứng đầu lớp. Học giỏi, lại có chút năng khiếu về văn nghệ nên luôn được thầy cô và bạn bè quý mến. Đến khi học cấp I, cấp II, rồi cấp III, liên tục nhiều năm liền là học sinh học giỏi toàn diện, và được bầu là bí thư Đoàn trường”.

Như chạm đúng mạch, ông H. nói liên hồi về ký ức vàng son một thời của cô con gái duy nhất trong nhà. Ông chia sẻ rằng mỗi lần đi họp phụ huynh ông thấy rất hãnh diện vì con mình học giỏi. Nhất là vào năm lớp 12, điểm tổng kết môn nào của T. cũng đứng đầu lớp. T. nói với bố mẹ là sẽ quyết tâm đi du học để thực hiện ước mơ trở thành một nữ doanh nhân thành đạt. Để biến ước mơ thành hiện thực T. học hành quá đỗi chăm chỉ, đến nỗi ăn, ngủ và thậm chí trong mơ em cũng vẫn học.

Nữ thủ khoa Hà Nội phát điên tại sân bay - 1

"Việc tìm hiểu thân thế, gia cảnh của bệnh nhân là một trong những khâu quan trọng trong quá trình điều trị bênh tâm thần", BS. Vân cho biết.

“Thấy con gái còn nhỏ tuổi mà đã có chí tiến thủ, gia đình tôi vô cùng mừng, tạo mọi điều kiện cho con học hành. Hồi đó tôi rất hay đến các cửa hàng sách để chọn cho con những sách hay để cháu tham khảo, rồi còn nhờ các thầy uy tín đến tận nhà hướng dẫn ôn luyện cho cháu…”, nói đến đây ông H. thở dài thườn thượt, tay vân về tà áo rồi quay sang nhìn cô con gái đang thơ thẩn dưới gốc cây xà cừ, tìm bắt con ve vì tội “mất trật tự trong lớp học”.

Vốn thông minh lại chăm chỉ học hành, năm cuối cấp III, T. sung sướng, hãnh diện vì cái tên Nguyễn Phương T. được sướng lên với danh hiệu thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của một trường cấp III có tiếng ở đất Hà thành. Đồng thời T. cũng giành được một suất học bổng sang nước Anh vì kết quả học tập “đỉnh của đỉnh”. Chẳng là trước đó T. có tham gia một khóa đào tạo song ngữ Anh - Việt do một tổ chức phi chính phủ nước này tài trợ và nhanh chóng ghi điểm vì những thành tích nổi bật của mình.

Đứt gánh ước mơ

Con đường “bay” sang nước bạn với T. chỉ còn là thời gian được tính bằng ngày. Nhưng T. vẫn tận dụng những ngày đó để tiếp tục học tiếng Anh với quyết tâm sang nước bạn T. có thể nói tiếng Anh như “cháo chảy”.

Nữ thủ khoa Hà Nội phát điên tại sân bay - 2

Phải dỗ dành mãi T. mới chịu cho chúng tôi chụp ảnh

Cuối cùng T. cũng đến ngày lên máy bay sang nước bạn để thực hiện ước mơ. Sang Anh, T. có gọi điện về chia sẻ với bạn bè rằng, môi trường học tập ở đó khác hẳn với Việt Nam. Du học sinh phải học tập như một nghiên cứu sinh tức là bạn tự túc trong chuyện học hành gần như từ A-Z. Áp lực học hành vô cùng căng thẳng, chưa nói đến chuyện cơm, áo, gạo, tiền… Bằng chứng là T. đã phải làm đơn xin chuyển ngành học ngay từ năm thứ nhất với lý do không hợp với khả năng, sở thích của bản thân.

“Một thời gian dài sau đó, con gái tôi thường xuyên gọi điện về nhà kêu đau đầu. Chúng tôi có bảo cháu đi khám và khuyên cháu nên điều chỉnh cường độ học tập và làm việc, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bẵng một thời gian cháu không gọi điện về, gia đình tôi sốt ruột gọi sang thì không thể liên lạc được với cháu. Thời gian gia đình mất liên lạc với cháu kéo dài khoảng nửa năm”, ông H. nhớ lại thời điểm cả gia đình nháo nhác vì bặt tin con.

Trong một lần đang đi giao dịch với khách hàng, ông H. nhận được hung tin có người nhìn thấy con gái ông đang lang thang ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) trong tình trạng “tay nhặt lá, chân đá ông bơ”. Nghe tin dữ, ông rụng rời chân tay, cùng vợ phi một mạch tới sân bay Nội Bài để xác minh thông tin. Như không tin vào mắt mình, cô con gái giỏi giang, thông minh ngày nào giờ đây đang lê từng bước chân vô định, quần áo rách rưới, lấm len bùn đất, đầu tóc bù xù. Những hình ảnh trước mắt như dao sắc cắt, cứa tim gan ông.

Cho con đi khám ông nhận được kết luật từ bác sĩ: “Bị loạn thần cấp tính”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Chuyên (Giáo dục Việt Nam)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN