Nỗi lòng của những người thầy đặc biệt âm thầm xóa mù chữ nơi thâm sơn cùng cốc
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có buổi gặp mặt cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tiêu biểu được tuyên dương tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017.
Buổi gặp mặt có 60 cán bộ, chiến sĩ là các cá nhân tham gia công tác dạy học, xóa mù chữ cho học sinh cũng như bà con ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo của Tổ quốc. Họ là những người có nhiều đóng góp trong công cuộc xóa mù chữ cho đồng bào người dân tộc thiểu số.
Buổi gặp mặt có 60 cán bộ, chiến sĩ là các cá nhân tham gia công tác dạy học, xóa mù chữ cho học sinh cũng như bà con ở vùng sâu, vùng xa
Tại buổi gặp mặt, các chiến sĩ bộ đội biên phòng đã có dịp trò chuyện, chia sẻ những trăn trở trong công tác dạy học xóa mù chữ ở những vùng khó khăn của Tổ Quốc.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, đòng chí Nguyễn Phi Long - Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho hay: “Các em học sinh ở vùng sâu vùng xa có những thiệt thòi hơn so với những học sinh ở thành phố rất nhiều.Năm nay là năm thứ 3 chúng ta tuyên dương các chiến sĩ quân hàm xanh, lan tỏa những hình ảnh, biểu tượng cho các bạn trẻ nhất là công tác giáo dục đạo đức, lối sống. Trong 60 gương mặt được tuyên dương hôm nay có nhiều thầy cô đã gắn bó nhiều năm với sự nghiệp giáo dục, âm thầm lặng lẽ “cõng chữ” lên vùng cao với một mong muốn duy nhất là xóa mù chữ cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số giáp biên giới cũng như hải đảo”.
Trăn trở về những gì còn tồn tại, thiếu tá Phạm Công Khanh – đồn biên phòng huyện Bát Xát – Lào Cai cho hay: “Bản thân tôi nhận thấy, các cháu học sinh ở nơi mình công tác vô cùng gian khổ, thiếu từng miếng cơ manh áo đến con chữ. Vì thế, tôi đã đề xuất với cán bộ chỉ huy đồn xây dựng kế hoạch giúp đỡ các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Trên địa bàn có nhiều hoàn cảnh khó khăn không kể xiết, đồn biên phòng nơi tôi công tác đã mở 2 lớp xóa mù chữ trong đó tôi đứng cả 2 lớp. Những khó khăn đầu tiên là hoàn cảnh gia đình các em quá thiếu thốn, có những em còn mồ côi cả bố lẫn mẹ.
Như cháu Phàn Phương Anh nơi tôi công tác, sinh ra không có mẹ, bố bị chất độc màu da cam bị ảnh hưởng từ ông nội. Cháu được một bà cô ruột nhận nuôi nhưng bà cô này cũng sức khỏe yếu, nếu không được giúp đỡ thì cháu Phương Anh có nguy cơ bỏ học rất cao.
Đó là chưa kể đa số chị em phụ nữ vùng biên giới không có điều kiện đi học vì phải dành thời gian đi làm phụ giúp gia đình. Tôi đã từng tiếp cận rất nhiều chị em không biết chữ nhưng lại khát khao có thể biết đọc và biết viết để có thể dạy bảo con mình.Vì thế tôi đã đề xuất Bộ GD&ĐT đẩy mạnh công tác dạy xóa mù chữ ở vùng sâu, vùng xa nhất là nơi có bộ đội biên phòng công tác. Chúng tôi – những người lính sẽ vẫn tiếp tục công việc xóa mù chữ cho bà con vùng khó khăn”.
Thượng tá Nguyễn Hữu Phúc – đồn biên phòng Đắk Lắk
Cùng trăn trở về công tác mù chữ của trẻ vùng cao, Thượng tá Nguyễn Hữu Phúc – đồn biên phòng Đắk Lắk cho hay “Nhận thấy những khát khao nhưng lại hết sức khó khăn với những con chữ của bà con vùng cao nên quá trình công tác ở biên giới, tôi đã tổ chức các lớp học xóa mù chữ tại địa bàn tỉnh.
Các em phần lớn là con em người dân tộc, từ nhà đến trường các em phải đi bộ tới vài cây số rất vất vả. Thấy được điều đó, tôi cũng trực tiếp quyên góp các xe đạp cũ, bỏ công sửa lại và cho học sinh đi học. Tôi trực tiếp sửa 96 xe đạp để tạo điều kiện cho 96 em học sinh có cơ hội có phương tiện đến trường”.Đại diện bộ đội biên phòng Đồng Tháp, Thiếu tá Nguyễn Vũ Hợp – đồn biên phòng Thường Phước (Đồng Tháp) cho hay: “Đồng Tháp là tỉnh có 8 xã biên giới thuộc diện đặc biệt khó khăn. Xuất phát từ điều kiện khó khăn đó chúng tôi đã thực hiện chương trình “nâng bước em đến trường”.
Đối tượng chúng tôi hướng đến là các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hiện tại đơn vị tôi nhận đỡ đầu cho 6 học sinh mồ côi cha mẹ sống với người thân. Trong đó có 1 em là con em đồng bào Campuchia, nếu các em này không được giúp đỡ thì khả năng và điều kiện các em đến trường rất khó khăn và nguy cơ bỏ học cao”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao bằng khen cho các thầy giáo mang quân hàm xanh
Tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ sự xúc động, cảm phục trước tấm lòng của những người thầy mang quân hàm xanh. Bộ trưởng cũng chia sẻ: “Sự nghiệp giáo dục cũng như công cuộc xóa mù chữ tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, sự tham gia tích cực của những người thấy mang quân hàm xanh đã hỗ trợ hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ xóa mù chữ tại vùng khó khăn”.
Đại úy Trịnh Tứ Thắng (SN 1976 - Chính trị viên Phó đồn biên phòng Roòn tỉnh Quảng Bình) được mệnh danh là thầy giáo...