Những thí sinh đã trượt nguyện vọng 1 cần phải biết điều này

Theo thống kê năm nay, gần 95% các ngành đều tăng điểm chuẩn, có ngành tăng rất cao, nhiều thí sinh đã trượt nguyện vọng 1.

Năm 2020, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng là 642.945, giảm 1,46% so với năm 2019. Tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển là gần 2,5 triệu, giảm 3,14% so với năm 2019.

Tổng chỉ tiêu đại học, cao đẳng sư phạm đến khi xét tuyển là 567.929. Trong đó, chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT là 351.849, xét tuyển bằng các phương thức khác là 216.080 chỉ tiêu.

Theo thống kê năm nay, gần như 95% các ngành đều tăng điểm chuẩn, có ngành tăng rất cao, ở mức 7- 8 điểm. Tuy nhiên, những thí sinh trượt nguyện vọng 1 nhưng cánh cửa vào đại học vẫn khá rộng.

Những thí sinh đã trượt nguyện vọng 1 cần phải biết điều này - 1

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 15/10, các trường ĐH thiếu chỉ tiêu sẽ tiếp tục xét tuyển bổ sung. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên chậm nhất cuối tháng 2/2021 các trường sẽ có báo cáo công tác tuyển sinh 2020.

Về cơ hội cho thí sinh sau khi trượt nguyện vọng 1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDD&ĐT cho rằng, theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành, thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng vào các trường, các ngành.

Bộ GD&ĐT cũng đã thường xuyên khuyến cáo, truyền thông qua các kênh để các em thí sinh lưu ý điểm này khi đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT. Tuy nhiên, một số thí sinh chỉ đăng ký 1 (hoặc rất ít) nguyện vọng, hoặc chỉ đăng ký vào các ngành, trường thuộc tốp đầu, mức độ cạnh tranh rất lớn.

Bộ GD&ĐT quy định các trường được xét tuyển nhiều đợt trong năm, đợt 1 xét tuyển chung cũng chỉ là một trong các đợt xét tuyển của các trường.

Do vậy, thí sinh vẫn còn nhiều cơ hội vì các trường căn cứ vào số lượng các thí sinh xác nhận nhập học, xem xét các chỉ tiêu tuyển sinh còn lại trong năm 2020 để quyết định có xét tuyển bổ sung nữa hay không (ở các đợt tiếp theo).

Nếu xét tuyển bổ sung, các trường sẽ công bố chỉ tiêu, mức điểm nhận hồ sơ (lưu ý điểm nhận hồ sơ không thấp hơn mức điểm trúng tuyển đợt 1), thời gian nhận hồ sơ, thời gian xét tuyển, và công bố kết quả trên trang thông tin điện tử của trường hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thí sinh có thể căn cứ vào các thông tin này để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường (nộp tại trường, qua chuyển phát nhanh, hoặc theo quy định của từng trường); thí sinh cũng có thể nộp xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành, nhiều đợt khác nhau để xét tuyển.

Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường, đặc biệt là các trường thuộc tốp đầu, nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu thì nên có tuyển bổ sung các đợt sau, tạo điều kiện cho các em thí sinh có điểm thi THPT tốt nhưng chưa đỗ theo kết quả xét tuyển đợt 1.

Ngoài ra, theo bà Thủy, thí sinh còn có cơ hội tuyển sinh vào các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2020, kết quả xét tuyển đại học đợt 1, sơ bộ có 161 đơn vị tuyển đủ chỉ tiêu. Nếu tính từ mức đạt 70% chỉ tiêu trở lên thì con số này lên tới 205 đơn vị (chiếm 66,55% số đơn vị tuyển sinh).

Số liệu này phản ánh công tác tuyển sinh 2020 đã đạt được tiêu chí nhanh gọn, thuận lợi, nhẹ nhàng, hiệu quả… giảm được áp lực cho các đợt tuyển sinh bổ sung.

Sau kết quả xét đợt 1, có khoảng 83 trường (chủ yếu là các trường ngoài công lập, các trường thuộc tỉnh, các trường ở vùng sâu, vùng xa, các trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non) chiếm tỷ lệ 26,95% các trường có tỷ lệ trúng tuyển dưới 50% sẽ tổ chức xét tuyển bổ sung từ 15/10 cho đến hết năm 2020.

Nguồn: [Link nguồn]

Điểm chuẩn Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2020

Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2020 vừa công bố điểm chuẩn năm 2020.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Điểm sàn đại học 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN