Những thầy cô 'đốn tim' học trò kiểu siêu dễ thương
Thầy giáo bế con cho sinh viên làm bài thi; mừng tuổi học trò kiểu thả tiền hay thầy hiệu trưởng viết thư động viên học sinh thi trượt là những cử chỉ, sự quan tâm dù rất nhỏ nhưng gần gũi và đầy ắp tình yêu thương.
Thầy giáo bế con cho sinh viên làm bài thi
Đó là thầy giáo Nguyễn Văn Kết (giảng viên của Trường CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội). Thầy đã bế con cho sinh viên của mình làm bài thi trong suốt 2 giờ đồng hồ.
Cũng vì bất đắc dĩ, không có ai trông con nên nữ sinh viên phải bế con theo lên lớp. Trong khoảng thời gian đó, có một vài lần cháu bé quấy khóc và thầy giáo phải dỗ dành. Nữ sinh cho biết cô cảm thấy may mắn.
Nhiều sinh viên của trường nhận xét thầy là người dễ tính, tốt bụng và rất nhiệt tình. Đặc biệt, ngoài việc luôn động viên học tập, thầy rất quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của sinh viên.
Cô giáo mừng tuổi học trò kiểu "có một không hai"
Chỉ với ít tiền, với màn mừng tuổi học trò “có một không hai”, cô Dư Thị Lan Hương, giáo viên dạy Toán của Trường THCS Chu Văn An (quận 1, TP HCM) khiến không khí lớp học trở nên vui tươi và rộn tiếng cười.
Thay vì phát tiền mừng tuổi cho từng học trò và để mừng hết sẽ mất rất nhiều tiền, cô giáo chọn cách thử thách vận may và khả năng của học trò với trò thả tiền và bắt.
Cô giáo cầm tờ tiền và bất ngờ thả xuống, học sinh nào nhanh tay thì được nhận luôn lì xì. Trong đoạn clip, trong 10 học sinh tham gia chỉ 3 em học sinh nhanh tay và may mắn được tiền lì xì.
Kết quả, cô giáo chỉ thiệt hại 60.000 đồng nhưng đã mang lại một không khí vui nhộn trong lớp, nụ cười xuất hiện trên môi cả những bạn thắng lẫn bạn thua cuộc. Những bạn kém nhanh nhạy hơn cũng cảm thấy vui vẻ khi chính mình không bắt được cơ hội.
Thầy giáo kêu gọi mọi người tặng nhiều “phong bì” nhân ngày 20/11
Thầy Đào Tuấn Đạt - Hiệu trưởng Trường Anhxtanh với ý tưởng muốn nhận nhiều phong bì ngày 20/11.
“Đừng tặng hoa, đừng tặng quà mà hãy tặng chúng tôi thật nhiều phong bì nhân ngày 20-11”- đó là dòng thông báo của thầy Đào Tuấn Đạt cùng các giáo viên khác của trường THPT Anhxtanh (Hà Nội).
Chia sẻ về kế hoạch lạ lùng muốn nhận được nhiều phong bì nhân ngày 20/11, thầy giáo Đào Tuấn Đạt cho rằng, hoa được tặng nhiều rồi cũng héo trong khi đó còn rất nhiều học sinh còn khó khăn. Thầy Đạt mong muốn, sẽ dùng toàn bộ số tiền các bạn trao tặng nhân dịp ngày nhà giáo 201/11, cùng với số tiền gây quỹ được bằng cách dạy thêm, bán hàng, lau nhà, dọn cửa hàng, hát ở Bờ Hồ... để mua chăn tặng các thầy cô giáo và các em học sinh ở trường tiểu học xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
“Món quà không lớn, nhưng là một chút ấm áp của chúng tôi gửi tới các đồng nghiệp và các em học sinh ở Pù Nhi nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Sự sẻ chia không lớn, nhưng là chút động viên tinh thần nho nhỏ trước bao khó khăn mà các thầy cô và các em học sinh trải qua hàng ngày ở nơi miền núi xa nhất của tỉnh Thanh Hóa, nơi tiếp giáp với Lào”- thầy Đạt chia sẻ.
Thầy hiệu trưởng viết thư động viên học sinh thi trượt
Thuỳ Dương và thầy trưởng phòng giáo dục huyện
“Cuộc đời còn dài ở phía trước, những năm tháng tuổi thơ rồi sẽ qua đi. Thầy mong em sống đúng với màu sắc của mình, những thứ điểm tô cho cuộc sống tươi đẹp”.
Đó là những lời động viên trong bức thư thầy Nguyễn Vương Linh - Hiệu trưởng Trường THCS Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) gửi cô học trò của mình Nguyễn Thị Thùy Dương (học sinh lớp 7D).
Tại kỳ thi kiểm định chất lượng mũi nhọn khối 6-7-8 huyện Nam Đàn, Trường THCS Kim Liên có 63 lượt học sinh dự thi.
Kết quả có 61 lượt học sinh đậu, trong đó có 6 giải Nhất, 11 giải Nhì, 17 giải Ba.
Được biết, cháu Dương có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mất sớm, mẹ lấy chồng nên em ở với bà.
Khi nhận được kết quả kỳ thi, Thùy Dương đã rất buồn khi không đạt kết quả không mong muốn.
Tuy nhiên, khi đọc được lá thư mà thầy Linh gửi, cháu đã hết sức xúc động và cảm thấy đỡ buồn hơn rất nhiều.
Thầy hiệu trưởng khiến học trò “phát cuồng” vì những quy định không giống ai
Khuyến khích học sinh sử dụng smartphone, tổ chức thi đấu game, cho phép các em một ngày được mặc trang phục tự do thể hiện cá tính, thầy Hoàng Văn Việt (Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bảo Thắng) khiến học trò phải “phát cuồng” vì những quy định “không giống ai”.
Bước chân vào ngôi trường THPT số 2 Bảo Thắng (Lào Cai), một điều dễ dàng nhận thấy là toàn bộ trường được phủ sóng Wi-Fi ngập tràn. Thầy Hoàng Văn Việt chia sẻ đầy tự hào bởi đây là một trong ba ngôi trường trên địa bàn huyện Bảo Thắng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, dạy và học.
Học sinh chỉ với một chiếc smartphone cũng có thể tham gia vào các lớp học trực tuyến. Giáo viên sẽ tự sáng tạo bài giảng của mình, tạo ra ngân hàng câu hỏi, thậm chí tổ chức các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, thi học kỳ ngay trên mạng.
“Trường cũng khuyến khích phụ huynh trang bị cho con em mình smartphone để đáp ứng việc học. Mình phải thay đổi thì học trò mới ham học hơn”, thầy Việt nói.
Một tiết học tại Trường THPT số 2 Bảo Thắng diễn ra cũng hết sức đặc biệt. Thay vì giáo viên liên tục ghi chép lên bảng, học sinh ê a nội dung bài dạy, thì lũ học trò được mang điện thoại ra thực hiện việc tra cứu thông tin bài học theo nhóm.
Cô giáo nổi tiếng với nhận xét “bá đạo” trong bài kiểm tra
Cô Nguyễn Thị Như Huyền, giáo viên dạy toán trường THCS Quang Trung (Bảo Lộc, Lâm Đồng) cho biết cảm thấy bất ngờ trước phản ứng tích cực của dư luận sau khi những lời phê của mình cho học sinh được lan truyền trên mạng xã hội.
Cô Như Huyền, người “đốn tim” học trò vì lời phê “siêu” dễ thương, cho biết với thâm niên 17 năm đi dạy, trước đây cô cũng ghi lời phê theo “chuẩn mực” kiểu cũ.
“Trước tôi cũng chủ yếu phê theo dạng mệnh lệnh như: giỏi; con làm bài tốt; khá, cần cố gắng hơn... Thậm chí, có những bài tôi không phê gì cả”, cô Huyền nói.
Những lời phê thú vị mà học sinh thích thú nhận được ngoài điểm số từ những bài kiểm tra của cô Huyền như: “Tiếc quá! Hờn phép trừ”, “Đôi khi nhanh quá lại thiệt, cần đọc hướng dẫn trước khi hạ bút”, “Chép nhầm đề, hờn cả thế giới”, “Chấm bài cho cô, tôi muốn tăng xông vì bài 2a”,…
“Đáng mừng là sự đổi mới này được sự ủng hộ và định hướng từ ban giám hiệu nhà trường. Lãnh đạo trường cũng hướng giáo viên chúng tôi khi phê học bạ hay bài kiểm tra phải làm sao để học trò có động lực cố gắng hơn cũng như gắn liền với kỹ năng sống”, cô Huyền chia sẻ.
Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh hình ảnh thầy giáo bế con giúp sinh viên của mình tập trung làm bài thi khiến...