Những thần đồng bị xã hội xa lánh, sống đời cô độc vì quá... khác người
Với những sáng tác nghệ thuật khó hiểu tới mức khác thường so với khả năng thưởng thức của khán giả khi ấy, những thiên tài này đã buộc phải sống cuộc đời cô độc vì bị cả xã hội xa lánh.
Có rất nhiều thiên tài lựa chọn sự cô độc và bị người đời xa lánh, trong đó có hai ngôi sao sáng chói trên bầu trời nghệ thuật thế giới là William Blake (1757- 1827) - một hoạ sĩ người Anh và đồng thời là một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ 18; và Ludwig van Beethoven - một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, ông được coi là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và cả khán giả trong lịch sử âm nhạc thế giới.
William Blake
Ngay từ khi còn rất nhỏ, William Blake đã luôn nói những điều bị người khác cho là hoang tưởng, như nhìn thấy Chúa và những thiên thần. Khi đó cha mẹ ông rất kiên nhẫn dạy con trai mình không “nói dối”, nhưng sau đó họ cũng nhận ra Blake rất khác biệt so với đám trẻ cùng lứa. Năm 12 tuổi, Blake đã bắt đầu làm thơ. Để có thể đọc và hiểu các tác phẩm kinh điển bằng ngôn ngữ gốc, ông đã quyết tâm tự học trôi chảy tiếng Hy Lạp, Latin, Do Thái và tiếng Ý. Blake tin rằng, thơ của ông hay, dễ hiểu và đi vào lòng người, ông nhất định không hi sinh bản sắc riêng của mình để trở nên nổi tiếng cho dù những áng thơ của ông bị đánh giá là khó hiểu và bất bình thường vào thời điểm đó. Năm 1808, ông trưng bày một số tranh màu nước tại Học viên Hoàng gia Anh, và năm 1809 ông tiếp tục trưng bày các tác phẩm của mình tại nhà của anh trai ông, James. Một số ít ỏi khán giả đã ca tụng tài năng nghệ thuật của Blake, nhưng phần lớn những người khác cho rằng chúng “gớm ghiếc” và khá nhiều người gọi Blake là kẻ điên.
Không được người đời thấu hiểu và dần bị xa lánh, Blake quyết định lựa chọn sự cô đơn, ông chỉ trò chuyện với người vợ luôn theo đi theo và ở bên cạnh ông. Khi bị thế giới bỏ quên, Blake đã hoàn toàn chìm mình vào sáng tác những bài thơ. Những thiên anh hùng ca vĩ đại được viết và in trong khoảng thời gian này, từ năm 1804 tới năm 1820. "Milton" (1804-08), "Vala, or The Four Zoas" (1797; viết lại sau năm 1800), và "Jerusalem" (1804-20) đều là những bài thơ không theo kiểu cấu trúc nào. Đó là những áng thơ rất trừu tượng miêu tả linh hồn con người vượt lên trên suy nghĩ lý tính.
Ludwig van Beethoven
Không giống như Blake cố ý tự cắt đứt mối liên hệ với xã hội và quá khứ, Beethoven bị tách ra khỏi xã hội một cách không tự nguyện bởi ông bị điếc. Với mặc cảm tàn tật, ông rơi vào trầm cảm và bị cô lập bởi tư tưởng cũng như nhu cầu phát triển hoàn toàn theo cách riêng của mình. Beethoven luôn cảm thấy cô đơn và hậu quả của nó đã ảnh hưởng không ít tới cuộc sống cũng như tinh thần sáng tạo của nhà soạn nhạc vĩ đại. Mặc dù là một trong những nghệ sỹ nổi tiếng nhất của châu Âu, người thừa kế của Mozart và học trò của Haydn nhưng từ khi 20 tuổi, sau khi mắc một căn bênh quái dị, cơ thể trở nên đau đớn bởi bệnh tật và một ngoại hình xấu xí đã khiến “hoảng tử âm nhạc của Vienna” trở nên khép mình. Dù rất được người hâm mộ yêu thích nhưng với bản tính không chịu gục lụy giới quyền quý giàu có, tài năng của ông vẫn không được giới quý tộc công nhận.
Người ta kể lại trong lịch sử âm nhạc câu chuyện giữa Beethoven và nhà quý tộc Lichnopxki. Trong một buổi chiêu đãi các sĩ quan quân đội của Napoleon, Lichnopxki đã ra lệnh cho Beethoven biểu diễn nhưng ông cương quyết từ chối và bỏ về trong cơn mưa tầm tã. Về đến nhà, Beethoven đã viết một bức thư đầy phẫn nộ: "Là hoàng thân như ông hiện nay là do sự ngẫu nhiên của việc thừa kế, còn là như tôi hiện nay là do chính tôi học hỏi mà thành. Hoàng thân thì đang và sẽ còn có hàng ngàn, còn Beethoven thì chỉ có một mà thôi!".
Với tính cách ấy, và với số lượng sáng tác ngày càng xa rời thị hiếu của giới thượng lưu, Beethoven sống ngày càng túng thiếu, chìm đắm trong đau đớn của bệnh tật và sự cô độc cho đến khi từ giã cõi đời. Chuyện tình của ông cũng là những bi kịch khi ông luôn với tới những người phụ nữ dường như không dành cho mình. Mặc dù để lại cho đời những tuyệt phẩm, trong đó có các bản sonate cho piano, những tứ tấu đàn dây, và nhất là bản giao hưởng số 9, một tác phẩm bất hủ, lớn nhất và đặc sắc nhất trong kho tàng nhạc giao hưởng của thế giới, nhưng cuối đời Beethoven luôn sống trong nghèo khó và qua đời năm 56 tuổi do bệnh gan.
Họ đều là thiên tài của nhân loại, là tác giả của những công trình quan trọng cũng như biết được nhiều thông tin bí...