Những sai lầm của cha mẹ khiến con bị tự kỷ ngày càng nặng hơn

Sự kiện: Bệnh tự kỷ

Rất nhiều quan niệm sai lầm của cha mẹ đã dẫn tới trẻ bị tự kỷ mất đi cơ hội vàng khiến bệnh càng nặng thêm.

Theo GS.TS.BS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra thực tế nhưng tại Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi năm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ tăng từ 10-20% (có khoảng 22.000 lượt trẻ đến khám chuyên khoa tâm thần mỗi năm, trong đó 1/3 lượt trẻ đến khám đánh giá tự kỷ).

Gia đình phải xác định theo trẻ cả cuộc đời, nhưng không phải là bế tắc, nếu phát hiện sớm, can thiệp sớm và đúng phương pháp ở 2 tuổi thì trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống.

Những sai lầm của cha mẹ khiến con bị tự kỷ ngày càng nặng hơn - 1

Nhiều quan niệm sai lầm của cha mẹ đã dẫn tới trẻ mất đi cơ hội vàng khiến bệnh tình của trẻ càng nặng thêm.

Th.s, BSCKII Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ tự kỷ được can thiệp ở Khoa Tâm thần tối đa là 5 đợt. Đợt 1 thời gian can thiệp 3 tuần. Đợt thứ 2 cha mẹ quan sát và đến đợt thứ 3 là cha mẹ dạy được con rồi. Sau 5 đợt thì về nhà cha mẹ chính là bác sĩ của con.

Tuy nhiên, theo BS Minh, nhiều quan niệm sai lầm của cha mẹ đã dẫn tới trẻ mất đi cơ hội vàng khiến bệnh tình càng nặng thêm. Đợt 1 trẻ đã rất tốt, nhưng về nhà cha mẹ không có thời gian, sao nhãng với con thì kết quả “đâu lại đóng đấy”.

Có nhiều cha mẹ bỏ cuộc giữa chừng, khi trẻ có hành vi bất thường quay lại điều trị thì rất khó. Có trẻ cha mẹ phát hiện sớm nhưng không tìm được nguồn hướng dẫn điều trị, khi 12 tuổi thì đã trở nên tăng động, gào thét, đập đầu vào tường, nhổ nước bọt phì phì. Hoặc rất nhiều phụ huynh tưởng con ổn rồi nhưng đến tuổi dậy thì con lại nặng thêm hoặc thụt lùi.

Theo BS Minh, tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và can thiệp trẻ tự kỷ ở lứa tuổi dậy thì. 50% trẻ tự kỷ không có ngôn ngữ, vì vậy cha mẹ phải quan sát con, khi thấy con có những biểu hiện bất thường phải đưa tới khám tại chuyên khoa nhằm phát hiện và can thiệp sớm.

BS Thành Ngọc Minh cho rằng, cơ hội vàng của trẻ mắc chứng tự kỷ là phát hiện sớm và trị liệu vào giai đoạn trẻ 24 tháng tuổi. Đây là thời điểm chẩn đoán rõ nhất, khoa ưu tiên điều trị cho trẻ từ 24 đến 36 tháng vì để muộn can thiệp rất khó.

Trước đây, rất nhiều trường hợp đến viện muộn, nhưng khi truyền thông về chứng tự kỷ phát triển thì tình trạng này đã được giảm bớt. Nhiều trẻ 17-18 tháng tuổi chưa biết nói, cha mẹ đã cho đến khám.

Trong quá trình khám và điều trị, Ths tâm lý Nguyễn Thu Hà, Khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ ra những sai lầm khiến trẻ tự kỷ ngày càng nặng hơn.

Cha mẹ chờ đợi trẻ tự hết chứng tự kỷ như để trẻ lớn mà chưa biết nói, giảm tương tác ...với hy vọng trẻ lớn sẽ nói thì thường tình trạng của các trẻ này sẽ nặng hơn.

Khi biết trẻ có khó khăn thì thay vì can thiệp tích cực theo hướng dẫn lại đưa trẻ về quê ở cùng ông bà với hy vọng trẻ sẽ tự khỏi.

Cha mẹ để trẻ tiếp xúc quá nhiều với tivi, điện thoại.

Cha mẹ không kiên nhẫn uốn nắn hành vi của trẻ mà đầu hang hoặc chiều theo ý của con.

Khi thấy con có dấu hiệu tự kỷ cha mẹ thay vì dạy trẻ thì đưa trẻ đi cúng bái với hy vọng trẻ khỏi bệnh.

Cha mẹ không cho con đi khám theo hẹn để thời kỳ dạy trẻ tốt nhất qua đi và  việc dạy trẻ trở nên khó khăn hơn vì trẻ tự kỷ càng lớn càng xuất hiện nhiều hành vi thách thức như:  Nóng giận, ăn vạ, ném đồ, lăn ra sàn, lao đầu vào tường, đập đầu xuống sàn,...

Cô giáo dạy trẻ tự kỷ: “Học sinh tát, dứt tóc tôi như cơm bữa”

Bước vào Trung tâm Phúc Tuệ (chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ) ở Hà Nội, chúng tôi bắt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh tự kỷ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN