Những rủi ro trẻ có thể gặp khi đến trường, cha mẹ nào cũng cần phải biết để dạy con
Sau sự việc thương tâm bé trai học lớp 1 tử vong vì bị bỏ quên trên xe bus của trường, chuyên gia tâm lý, kỹ năng sống Vũ Việt Anh chia sẻ những kỹ năng sinh tồn cần trang bị cho trẻ.
1. Gặp tai nạn
Các tai nạn thương tích thường xảy ra bất ngờ, nhưng nếu bình tĩnh xử lý, tỷ lệ an toàn, sống xót của các con sẽ cao hơn. Cần hướng dẫn con các số điện thoại khẩn cấp trong các tình huống.
2. Đuối nước
Cha mẹ cần trang bị cho các con kỹ năng an toàn sông nước giúp các con an toàn hơn: Khuyến cáo các con không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước. Chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi…
Các tai nạn thương tích thường xảy ra bất ngờ ở trẻ.
3. Khi tham gia giao thông
Nhắc nhở thái độ tham gia giao thông thường xuyên, tuân thủ quy định, chấp hành luật giao thông, luôn trang bị các thiết bị an toàn khi tham gia giao thông: đội mũ bảo hiểm, đi giầy hoặc dép có quai hậu, mặc áo sáng màu, kiểm tra đèn, phanh thường xuyên.
Ngoài ra, cha mẹ nên hướng dẫn con cách bấm còi xe, dùng búa thoát hiểm, đứng ở phần kính trước vô lăng để vẫy người phía ngoài nếu ô tô bị bỏ quên trên xe.
4. Gặp đám cháy
Khi có cháy, cha mẹ hãy dạy con cách để ý đến các đường lối, sơ đồ thoát nạn.
Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối có đèn EXIT để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bị kẹt trong đó.
5. Côn trùng, súc vật cắn
Lấy bỏ ngòi cắm của con ong trên da bằng cách dùng một nhíp nhỏ để gắp hoặc dùng 1 vật có bờ sắc để gạt nhẹ ngòi ong. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
- Rửa vết đốt bằng nước và xà phòng.
- Đặt miếng gạc ẩm, lạnh lên chỗ bị đốt. Nếu có sẵn nước đá lạnh cuốn vào trong một miếng vải đắp lên chỗ bị đốt để giảm sưng đau.
- Cho nằm nghỉ ngơi nơi mát, uống nhiều nước.
- Khi có nhiều biểu hiện đỏ da, mề đay, ngứa lan rộng toàn thân và có các dấu hiệu dị ứng, nhiễm độc - như nôn mửa, hốt hoảng, bồn chồn, kích thích vật vã, tức ngực, khó thở… cần chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.
Đề phòng chó và súc vật cắn cha mẹ hãy hướng dẫn con tránh xa những con chó lạ mình không biết và tuyệt đối giữ cho trẻ an toàn khi tiếp xúc với chó, đừng bao giờ để chúng lại một mình với chó, đặc biệt là một con chó lạ.
Luôn nhắc con đừng bao giờ đùa giỡn khi chúng đang ăn hoặc đang cho con bú. Với bản năng làm mẹ và bản tính hoang dã, những chú chó này thường hung dữ hơn rất nhiều.
Cho dù con đến trường bằng xe buýt, xe đạp hay đi bộ, nếu bé tự đi học một mình, các phụ huynh nhất định phải dạy...