Những quan niệm sai lầm tai hại của cha mẹ về tăng động ở trẻ
Người trưởng thành ngoài 30 tuổi hoặc lớn tuổi hơn vẫn mắc chứng tăng động giảm chú ý chứ không chỉ xảy ra ở trẻ.
BS Lê Công Thiện, Trưởng phòng Điều trị tâm thần nhi, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ ra những quan niệm sai lầm về tăng động, giảm chú ý ở trẻ tại buổi chia sẻ với báo chí về hội chứng này trong ngày 7/5.
Tăng động chỉ xảy ra ở trẻ em
Nhiều người cho rằng, tăng động, giảm chú ý chỉ xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy. Tăng động giảm chú ý thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 4-17 tuổi nhưng các bác sĩ tại Viện Sức khỏe Tâm thần vẫn gặp hiện tượng tăng động, giảm chú ý ở người trưởng thành ngoài 30 tuổi hoặc lớn tuổi hơn (khoảng 4-5%).
BS Lê Công Thiện, Trưởng phòng Điều trị tâm thần nhi, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
Do bố mẹ, bác sĩ phát hiện
Trên thực tế trẻ bị tăng động giảm chú ý không phải do bố mẹ hay bác sĩ phát hiện đầu tiên mà do cô giáo phát hiện và thông báo cho gia đình.
Tăng động, giảm chú ý chỉ gặp ở trẻ trai
Trên thực tế không phải như vậy. Tỷ lệ trẻ em nam mắc rối loạn tăng động giảm chú ý chỉ cao hơn so với trẻ em nữ. Với tỷ lệ: 2/1.
Không phải tất cả trẻ bị tăng động đều nghịch ngợm, hiếu động
Tăng động giảm chú ý chia làm 3 loại: Một loại là trẻ hiếu động, nghịch ngợm quá mức. Bên cạnh đó, còn có những trẻ rất ngoan, không nghịch ngợm nhưng rất hay quên việc. Ngoài ra, còn có những trẻ rất khó tập trung trong mọi việc.
Trẻ tăng động thường kém thông minh
Đây là một quan niệm sai lầm. Bởi thực tế trẻ tăng động không kém thông minh so với trẻ bình thường, thậm chí có trẻ còn thông minh hơn, sáng tạo hơn so với những trẻ bình thường.
Cha mẹ đổ lỗi cho mình không biết dạy con
Nhiều người thường đổ lỗi cho cha mẹ có con bị tăng động rằng không biết dạy con khiến kết quả nuôi dạy kém. Do đó, chính cha mẹ đã thiết quân luật, hay đánh mắng con khiến tình trạng tăng động ở trẻ ngày càng trầm trọng hơn.
Chỉ dùng thuốc sẽ khỏiĐây là một quan niệm không đúng. Bởi dùng thuốc không chưa đủ mà các bác sĩ, giáo viên và gia đình cần phối hợp điều trị thêm liệu pháp tâm lý cho trẻ.
Không cho con dùng thuốc vì sợ thuốc có chứa chất gây nghiện
Đây là quan niệm sai lầm bởi các bác sĩ dùng thuốc để điều trị, không gây nghiện. Nếu có chẩn đoán đúng, điều trị đúng thì dùng thuốc sẽ rất hiệu quả.
Trẻ bị tăng động lớn lên bệnh sẽ không phát triển.
Nếu cha mẹ bỏ điều trị thì bệnh vẫn có thể phát triển thậm chí nặng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống và quá trình học tập ở trẻ.
Trầm cảm chủ yếu ở thanh thiếu niên là một yếu tố nguy cơ cho sự thất bại trong học tập, lạm dụng chất gây nghiện...