Những lưu ý cho giáo viên và phụ huynh khi trẻ đến tuổi dậy thì

Sự kiện: Giáo dục

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu giáo viên, cha mẹ không nắm bắt kịp thời để hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, ở lứa tuổi dậy thì trẻ có những thay đổi tâm lý nhất định. Do đó, cha mẹ, giáo viên cần nắm được những thay đổi trong độ tuổi này để có cách ứng xử phù hợp.

Nhận biết tuổi dậy thì

TS.BS Đỗ Minh Loan – Phụ trách khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, dậy thì là giai đoạn phát triển từ trẻ em sang người trưởng thành, được bắt đầu từ 10 tuổi đến 19 tuổi. Trong độ tuổi này lại chia thành 3 giai đoạn khác nhau: giai đoạn 1: 10-14 tuổi; giai đoạn 2: 14-16 tuổi; giai đoạn 3: 16-19 tuổi.

Không chủ quan với thay đổi tâm lý của trẻ ở độ tuổi dậy thì

Theo TS.BS Đỗ Minh Loan, rất nhiều phụ huynh đã chủ quan với sự thay đổi tâm lý của trẻ ở độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, điều đáng nói, nếu cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ không nắm bắt tâm lý trẻ khi dậy thì kịp thời sẽ để lại những hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này cha mẹ ngoài trách nhiệm chăm sóc, bảo ban thì cần là một người bạn của con, nắm bắt thay đổi về tâm lý của con từ đó để chia sẻ, đồng cảm và hướng những suy nghĩ của con sao cho tích cực nhất.

Một trường hợp nữ sinh ở An Giang nghi tự tử do bị bạo hành tinh thần. (Ảnh: PLO)

Một trường hợp nữ sinh ở An Giang nghi tự tử do bị bạo hành tinh thần. (Ảnh: PLO)

Trẻ có tính độc lập

Theo đó, ở tuổi dậy thì, trẻ có tính độc lập của trẻ, từ một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ, ở tuổi dậy thì trẻ thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hành động. Trẻ muốn được tham gia ý kiến và đưa ra các quyết định trong các vấn đề của mình. Tính độc lập của trẻ cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi.

Ở giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi những mâu thuẫn của trẻ với cha mẹ ngày càng gay gắt và lên đến đỉnh điểm do ngày càng ít quan tâm đến gia đình và dành nhiều thời gian với bạn bè hơn. Còn từ 17 đến 19 tuổi, lúc này trẻ có ý thức trở lại những giá trị lời khuyên của cha mẹ, tôn trọng hiểu biết hơn với những kinh nghiệm của cha mẹ truyền thụ lại.

Trẻ quan tâm đến hình ảnh cơ thể

Ở tuổi dậy thì, trẻ quan tâm đến hình ảnh cơ thể, đây là thay đổi rất căn bản, vì ở tuổi dậy thì trẻ tò mò với những thay đổi trên cơ thể mình, muốn tìm hiểu cấu tạo cơ thể, sự khác biệt giới tính và bắt đầu có nhu cầu làm đẹp theo từng giai đoạn tuổi khác nhau. Từ 10 đến 13 tuổi trẻ bắt đầu quan tâm đến bản thân và những thay đổi trong quá trình dậy thì. Dễ lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể hoặc hay so sánh mình với những bạn cùng trang lứa. Từ 14 đến 16 tuổi, trẻ bắt đầu quen và chấp nhận với hình thức cơ thể, đồng thời giành nhiều thời gian để làm cho mình đẹp hơn và hấp dẫn hơn. Còn giai đoạn từ 17 đến 19 tuổi, trẻ không còn quá để ý đến hình thức trừ khi có những bất thường xảy ra.

Trẻ bắt đầu có quan hệ lãng mạn, hẹn hò và thử nghiệm tình dục

Ngoài ra, trong quan hệ với bạn bè, trẻ mở rộng quan hệ xã hội, chơi theo nhóm bạn và chịu ảnh hưởng của nhóm bạn cùng chơi. Thay đổi cần chú ý nhất trong quan hệ bạn bè đó là giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi trẻ bắt đầu chơi với những nhóm bạn khác giới, bắt đầu có quan hệ lãng mạn, hẹn hò và thử nghiệm tình dục.

Trẻ đề cao giá trị bản thân nên dễ dẫn đến hành vi, nguy cơ tự tử

Bên cạnh đó, ở tuổi dậy thì trẻ sẽ thay đổi về nhận thức, đây là giai đoạn tích lũy nhanh và mạnh các kinh nghiệm, kỹ năng sống và khả năng tư duy, phân tích những tình huống ngày một phát triển. Ví dụ như khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân với những người khác, chỉ số thông minh và sáng tạo tăng nhanh trong giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi. Đặc biệt đề cao giá trị bản thân nên dễ dẫn đến hành vi, nguy cơ tự tử, trầm cảm, nghiện thuốc…

Khuyến cáo của chuyên gia y tế

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, tránh các kế hoạch hoặc việc làm tạo ra những phản ứng chống đối của đứa trẻ vị thành niên với bố mẹ, giáo viên. Các con cần được quyền quyết định và rút ra bài học từ những lỗi lầm của chính mình.

Giáo viên, bố mẹ cần có những kiến thức và kỹ năng nhất định. Kế hoạch dạy con trẻ bằng những phương pháp cụ thể và hợp lý. Việc tìm hiểu nhu cầu của con hay thấu hiểu tâm lý của con cũng đòi hỏi phải có kỹ năng đích thực

Khi trẻ có biểu hiện của các bệnh tâm lý ở lứa tuổi này giáo viên, cha mẹ nên gần gũi, tâm sự tìm cách giúp đỡ con. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy.

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên áp dụng “luật bể cá” để dạy con

Trong thời kỳ nổi loạn này, cha mẹ càng quan tâm thì con cái càng khó chịu. Nếu áp dụng “luật bể cá”, con cái sẽ hiểu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN