Những hậu quả chẳng thề ngờ tới khi dạy con bằng đòn roi
Ngoài việc khiến trẻ bị căng thẳng, dễ trầm cảm, việc dùng bạo lực dạy con sẽ khiến chúng dễ mắc bệnh hơn.
1. Dùng đòn roi không hề có hiệu quả
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc dùng bạo lực không phải là cách hiệu quả để kỷ luật một đứa trẻ bởi chúng ta cần thay đổi từ trong suy nghĩ và tìm nguyên nhân đằng sau những hành vi không đúng của chúng. Nói cách khác, trẻ em cần phải hiểu vì sao chúng làm như thế là không đúng và cha mẹ nên giải thích hợp lý hơn là dùng bạo lực. Đòn roi chỉ là cách ngăn chặn tức thời các hành vi xấu của con.
2. Dùng đòn roi dẫn đến lạm dụng bạo lực
Nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn các trường hợp lạm dụng bạo lực với trẻ em bắt đầu bằng việc dùng đòn roi. Khi việc dùng đòn roi không đem lại hiệu quả như mong muốn, cha mẹ sẽ muốn nó có tác dụng bằng cách tăng cường độ dùng bạo lực và lâu dần dẫn đến tình trạng lạm dụng bạo lực với trẻ theo cách mà nhiều cha mẹ không mong muốn.
3. Dùng đòn roi dạy dỗ khiến trẻ trở nên bạo lực
Trẻ em bị trừng phạt về thể xác trong suốt thời thơ ấu có xu hướng sử dụng bạo lực đối với trẻ em và bạn tình của chúng khi lớn lên. Thậm chí những đứa trẻ từng bị lạm dụng bạo lực có nguy vi phạm pháp luật cao hơn.
Nếu một người mẹ hoặc người cha tát hoặc đánh con để giải quyết hành vi sai trái hay xung đột với con thì chúng sẽ ngay lập tức học việc dùng vũ lực với người khác.
4. Dùng đòn roi có thể khiến trẻ bị trầm cảm
Nếu người yêu của bạn đánh bạn, bạn sẽ nghĩ anh ấy còn yêu mình chứ? Tất nhiên là không và điều đó cũng tương tự với một đứa trẻ. Nếu cha mẹ dùng đòn roi với con, chúng sẽ bắt đầu nghi ngờ về tình yêu của bố mẹ dành cho chúng và cảm thấy mình không còn được yêu thương. Lâu dần tình trạng này có thể dẫn đến trầm cảm.
5. Phạt con bằng đòn roi có thể gây bệnh
Việc liên tục phải chịu đựng đòn roi có thể khiến đứa trẻ căng thẳng, làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể và khiến sức khỏe của trẻ bị yếu đi, dễ mắc bệnh.
Vậy khi trẻ mắc sai lầm, bạn nền làm gì?
Hãy kiên nhẫn
Xem xét lại những kỳ vọng của bạn và tự hỏi bản thân xem hành vi xấu của con có phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ hay không? Điều này thúc đẩy bạn suy nghĩ vấn đề đúng đắn hơn.
Giải thích cho con
Không chỉ dạy con biết xin lỗi, cha mẹ nên hướng dẫn cho trẻ biết nhận thức về hành vi của mình là sai như thế nào và vì sao sai. Đừng chỉ ép con nói xin lỗi trong khi chúng không hiểu mình đã làm gì sai.
Giữ bình tĩnh
Khi con vượt khỏi tầm kiểm soát, phản ứng theo cách khiến tình hình xấu đi thì phụ huynh hãy cố gắng giữ bình tĩnh, giao tiếp bằng mắt và hạ thấp giọng nói của mình. Việc này sẽ giúp bạn phần nào giải quyết tình hình theo cách đúng đắn.
Cho con không gian riêng
Khi con mắc lỗi, cha mẹ hãy đưa con đến một nơi yên tĩnh và giải thích lý do tại sao hành vi của chúng không được chấp nhận. Sau đó cha mẹ nói với con rằng chúng có thể quay lại trò chơi của mình sau bình tĩnh lại trong 1 khoảng thời gian nhất định. Nếu con vẫn tỏ ra tức giận và la hét, hãy đóng cửa để con một mình ở nơi đảm bảo riêng tư và không có vật dụng nguy hiểm.
Mỗi giây phút bên con trẻ đều đáng quý vì thời gian không trở lại. Hãy để tâm với cách nuôi dạy trẻ kẻo chính bạn...