Những đứa trẻ lớn lên bất hiếu thường có 6 biểu hiện khi còn nhỏ, cha mẹ để ý uốn nắn con từ sớm còn kịp

Sự kiện: Dạy con

Nếu con của bạn có bất kỳ hành vi nào trong các hành vi dưới đây hãy sửa ngay lập tức, nếu không muốn tuổi già buồn bã, cô quạnh.

Trên một quảng cáo dịch vụ của Thái Lan có nội dung:

Nhân vật chính trong đoạn video là Bacha, cô ấy là một giáo viên. Mẹ cô ấy bị bệnh Alzheimer, vì vậy để tiện chăm sóc cho mẹ, cô ấy đã đưa đón mẹ đến trường mỗi ngày và xếp cho bà ấy ngồi ở hàng ghế cuối cùng.

Tuy nhiên, những học sinh trong lớp lại tò mò "người bạn lớn tuổi" này, nên thường xuyên quay xuống nhìn làm ảnh hưởng đến việc học. Và vì vậy nhiều phụ huynh đã bắt đầu phản ánh điều này với hiệu trưởng.

Vài ngày sau, hiệu trưởng tổ chức một cuộc họp giữa phụ huynh với giáo viên. Hiệu trưởng yêu cầu những phụ huynh không đồng ý cho Bacha giảng dạy ở đây nữa phải ký vào biên bản. Nhưng kết quả lại không có ai ký tên.

Bởi vì họ phát hiện ra rằng, con cái của họ chịu sự ảnh hưởng của Bacha, đã trở nên biết nghĩ cho cha mẹ hơn, chúng còn học được một phẩm chất quan trọng nhất trong cuộc sống: Đó là lòng biết ơn.

Con cái hiếu thảo và ngoan ngoãn, luôn là điều mà mỗi bố mẹ đặt hi vọng. Nhưng nếu ngay từ khi còn nhỏ, con trẻ có những dấu hiệu này, thì bạn nên cố gắng sữa chữa cho chúng ngay lập tức:

1. Đứa trẻ làm ngơ trước công sức của cha mẹ

Nếu bạn cảm thấy, mình luôn biến thành một người phụ huynh "phiền phức" khi giao tiếp với con, đó có thể là dấu hiệu của việc con đang không tôn trọng lời nói của bạn Ảnh minh họa

Nếu bạn cảm thấy, mình luôn biến thành một người phụ huynh "phiền phức" khi giao tiếp với con, đó có thể là dấu hiệu của việc con đang không tôn trọng lời nói của bạn Ảnh minh họa

Trong nhiều gia đình hiện nay, mọi hành động sai lầm của đứa trẻ đều dễ dàng được cha mẹ tha thứ chỉ bởi quan điểm phổ biến con nít không biết gì. Điều này khiến đứa trẻ được bao bọc quá mức, không tôn trọng lời nói của người lớn, coi những điều tốt đẹp cha mẹ dành cho mình là hiển nhiên. Cũng vì thế, dù bạn có đối xử tốt với con đi chăng nữa thì cũng sẽ khó được đáp lại.

"Cha mẹ bị ốm vì làm việc quá sức, con cái không hỏi thăm".

"Cha mẹ đi làm về muộn nhưng con không chủ động nấu cơm, vẫn mải mê chơi điện tử dù đã được bạn nhắc nhở".

"Cha mẹ mua tặng quần áo mới. Con không nói được một câu cảm ơn, trái lại còn chê bai đồ cha mẹ mua quê mùa, không phù hợp thị hiếu giới trẻ"...

Đã bao giờ bạn rơi vào một trong những trường hợp trên đây, và cảm thấy con cái không quan tâm đến mình? Theo các chuyên gia, những đứa trẻ có xu hướng bộc lộ và không ngại ngần giấu giếm niềm ngưỡng mộ và tình yêu thương của chúng với cha mẹ. Do đó, một khi con còn nhỏ, bạn đã cảm nhận được sự vô tâm của chúng dành cho mình thì làm sao nói đến chuyện hiếu thuận trong tương lai được.

Trước những đứa trẻ như vậy, cha mẹ nên tỉnh táo. Đừng quá yêu chiều trẻ. Hãy cho con làm việc nhiều hơn và dạy chúng lối sống tự lập. Điều này không những giúp con trưởng thành, mà còn khiến chúng thấu hiểu sự vất vả thường ngày của phụ huynh, từ đó nuôi dưỡng lòng biết ơn với người lớn.

2. Đứa trẻ không biết nhận lỗi, trốn tránh trách nhiệm

Có những đứa trẻ không muốn thừa nhận mình đã mắc lỗi và luôn đổ lỗi cho người khác. Khi bị cha mẹ chỉ trích sau khi mắc lỗi, chúng có xu hướng bao biện cho bản thân và cố chỉ tay vào người khác. Cha mẹ gặp rắc rối với những đứa trẻ như vậy, bởi vì bọn trẻ nghĩ rằng chúng không làm gì sai.

Nhiều phụ huynh luôn bảo vệ con và bảo toàn lợi ích của chúng nếu ai đó buộc tội con họ làm điều gì đó sai. Một mặt, đó là kiểu hành vi tự nhiên nhưng nếu cha mẹ không thảo luận về tình huống với con trước mà chỉ đổ lỗi cho giáo viên và những người khác thì đứa trẻ sẽ bắt đầu có cảm giác có thể thoát khỏi mọi trách nhiệm. Đó là nguyên nhân trẻ luôn cãi lại và đổ lỗi cho bố mẹ hoặc người khác khi có vấn đề xảy ra.

Trẻ kiêu ngạo và không nhận ra lỗi lầm của mình. Khi lớn lên, chúng có khả năng xảy ra tranh chấp với cha mẹ và không sẵn lòng hỗ trợ hay báo hiếu người sinh thành.

3. Đứa trẻ luôn tỏ thái độ chống đối cha mẹ

Một số bậc phụ huynh cho rằng con cái đang ở lứa tuổi "nổi loạn", nên hay "cho qua" và tha thứ cho chúng hết lần này đến lần khác. Điều này khiến những đứa trẻ không hề nhận ra cái sai của mình. Ảnh minh họa

Một số bậc phụ huynh cho rằng con cái đang ở lứa tuổi "nổi loạn", nên hay "cho qua" và tha thứ cho chúng hết lần này đến lần khác. Điều này khiến những đứa trẻ không hề nhận ra cái sai của mình. Ảnh minh họa

Trẻ đôi khi bướng bỉnh và cãi lời người lớn là trạng thái tâm sinh lý bình thường, được coi là một giai đoạn phát triển về nhận thức. Tuy nhiên, việc cãi lời bố mẹ cũng cần có mức độ và cần được kiểm soát.

Một số bậc phụ huynh cho rằng con cái đang ở lứa tuổi "nổi loạn", nên hay bỏ qua và tha thứ cho chúng hết lần này đến lần khác. Thế nhưng sự "dung túng" này sẽ khiến trẻ không hề nhận ra cái sai của mình, trở nên "bất trị", lâu dần hình thành nên ý thức không tôn trọng cha mẹ, cũng không biết tôn trọng người khác.

Nhiều trẻ nhỏ được bố mẹ nuông chiều quá mức cũng dễ dẫn đến xu hướng xem mình là trung tâm của thế giới, đến lúc phạm lỗi và bị bố mẹ dạy dỗ thì liền giận dỗi, tỏ ra không đồng ý, thậm chí cãi lại đến cùng. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì khi lớn lên, trẻ sẽ có xu hướng ngỗ ngược, ương bướng.

Do đó, cha mẹ nên cố gắng sửa sai cho con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ, nếu không khi lớn lên sẽ khó quản lý hơn.

4. Đứa trẻ không chia sẻ

Một số trẻ đặc biệt thích dùng vũ lực để lấy đồ vật, chỉ cần thích thú là muốn sở hữu, những đứa trẻ như vậy sẽ hình thành thói quen "tự cho mình là trung tâm" trong cuộc sống hàng ngày.

Chúng chỉ quan tâm đến nội tâm của mình, hoàn toàn không quan tâm đến ý kiến của người khác và không biết chia sẻ. Nếu cha mẹ bỏ qua những khuyết điểm của con cái mà để cho chúng phát huy thì không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này mà còn khó có thể báo hiếu khi về già.

5. Đứa trẻ trả treo với người lớn, đánh lại bố mẹ

Đầu năm nay, ở Diêm Thành, Trung Quốc, một bé trai 12 tuổi đã đập phá tài sản trong khách sạn rồi tìm mẹ bảo bà đền bù thay mình.

Người mẹ tất nhiên vô cùng tức giận, bà ấy đã la mắng, dạy dỗ con nhưng thằng bé bỗng xông lên trước rồi lấy tay siết cổ mẹ nó.

Những vị khách xung quanh thấy vậy liền chạy đến can ngăn sau đó đều chỉ trích thằng bé không có giáo dưỡng.

Là cha mẹ, chúng ta có thể nhẫn nhịn không đánh con, nhưng bạn cũng nên giáo dục bằng lời để chúng hiểu đâu là đúng đâu là sai.

Nếu lúc nào bạn cũng cho qua, thì sự dễ dãi của bạn đang làm hại đời đứa trẻ.

Liệu khi lớn lên, cậu nhóc kia có thể trở thành một người con hiếu thảo với cha mẹ nó hay không?

Câu trả lời nhiều người cũng tự mình đoán được.

Người lớn biết tức giận, trẻ em cũng biết. Nhưng không được để chúng trút giận vào người khác, hãy dạy con trẻ làm thế nào để kiểm soát tính tình của mình, cũng như ngăn cản chúng, không cho phép chúng được tái phạm lần sau.

Nếu lúc này cha mẹ không dạy con sớm, thì khi lớn lên chúng sẽ trở thành những người bất trị, chỉ biết chiếm đoạt, mặc kệ thứ đó có phải của mình hay không. Ảnh minh họa

Nếu lúc này cha mẹ không dạy con sớm, thì khi lớn lên chúng sẽ trở thành những người bất trị, chỉ biết chiếm đoạt, mặc kệ thứ đó có phải của mình hay không. Ảnh minh họa

6. Đứa trẻ thường nói bố mẹ vô dụng

Những đứa trẻ thích nói câu này thường không thể hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, không biết cảm thông, sẽ chỉ biết trách cha mẹ không thể cho mình một cuộc sống tốt hơn. Một khi cha mẹ không thể đáp ứng mong muốn, yêu cầu của chúng, chúng sẽ cảm thấy chán chường, bất mãn.

Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sẽ không biết trân trọng những khó khăn, vất vả trong cuộc sống của người già, không dành thời gian cho cha mẹ, sẽ chán ghét cha mẹ già nua, ốm yếu.

7. Đứa trẻ cảm thấy cha mẹ phiền phức

"Nuôi con trăm họ, lo con đến chín mười". Bố mẹ nào cũng yêu thương con cái. Biểu hiện rõ nhất cho tình cảm của này là phụ huynh luôn lo lắng, muốn chăm sóc con từ tận chân tơ kẽ tóc.

Đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ không còn thoải mái tâm sự với bố mẹ cũng như không muốn bị can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân. Một mặt, phụ huynh nên hiểu rằng khi đó con đã lớn, muốn có quyền riêng tư, song mặt khác, nếu đứa trẻ có những phản ứng tiêu cực khi được cha mẹ quan tâm, phụ huynh cũng cần lưu ý. Một số biểu hiện cho thấy đứa trẻ không tôn trọng cha mẹ có thể kể đến như:

- Trẻ ít giao tiếp, chia sẻ với bố mẹ. Nếu có nói chuyện thì cũng rất cáu gắt.

- Trẻ thường xuyên nói với người lớn: "Bố mẹ phiền quá".

- Bố mẹ đang trò chuyện với con. Con đã đứng dậy chạy vào phòng, đóng sầm cửa và ngắt ngang cuộc nói chuyên...

Nguồn: [Link nguồn]

Bà đã ký vào văn bản nhượng phần tài sản thừa kế của mình cho con gái thứ và con trai duy nhất mà không hề hay biết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN