Những điều sĩ tử 2K6 cần ghi nhớ để tránh mất điểm oan trong kỳ thi tốt nghiệp

Chỉ còn vài ngày nữa, các sĩ tử 2K6 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024. Cùng nhìn lại những lỗi sai “dở khóc dở cười” mà “hội tiền bối” đã từng mắc phải để tránh mất điểm đáng tiếc trong kỳ thi sắp tới nhé!

Ghi nhớ vị trí địa lý quốc gia, khu vực, “Ấn Độ không thuộc châu Phi”

Địa lí là một phần rất cơ bản nhưng nhiều bạn vẫn hay nhầm lẫn. Hãy nhớ kỹ vị trí của các quốc gia trên bản đồ thế giới, đặc biệt là những quốc gia lớn và quan trọng thuộc các khu vực/châu lục nào. Điều này không chỉ giúp teen 2K6 trong bài thi mà còn mở rộng kiến thức chung nữa đấy!

Chắc các anh chị 2K3 vẫn chưa quên hiểu lầm "dở khóc dở cười" này đâu nhỉ? Ảnh: Internet

Chắc các anh chị 2K3 vẫn chưa quên hiểu lầm "dở khóc dở cười" này đâu nhỉ? Ảnh: Internet

Ngoài ra, teen cũng cần ghi nhớ vị trí địa lý của tỉnh thành Việt Nam. "Tây Ninh thuộc Đông Nam Bộ, không phải Tây Nam Bộ" hay việc ghi nhớ nhầm "Đông Nam Bộ là vựa lúa lớn nhất cả nước" cũng đủ khiến sĩ tử mất điểm trong kỳ thi tốt nghiệp.

Dạng câu hỏi liên quan đến vùng miền và đặc điểm kinh tế xã hội của từng khu vực rất thường hay xuất hiện trong đề thi Địa lí các năm.

Tai hại trong việc nhầm lẫn tác giả văn học

“Xuân Quỳnh là nữ, Xuân Diệu là nam” là câu slogan được truyền miệng qua các năm để nhắc nhở sĩ tử khi bước vào phòng thi môn Ngữ văn. Việc nhầm lẫn giới tính của các tác giả không chỉ làm mất điểm trong bài thi Ngữ văn mà còn có thể khiến các giám khảo khó chịu khi chấm thi.

Sĩ tử cần "nằm lòng" các thông tin cơ bản để hoàn thành bài thi môn Ngữ văn thật xịn! Ảnh minh họa: Minh Sáng.

Sĩ tử cần "nằm lòng" các thông tin cơ bản để hoàn thành bài thi môn Ngữ văn thật xịn! Ảnh minh họa: Minh Sáng.

Chính vì vậy, trước ngày thi môn này, sĩ tử đừng quên ghi nhớ thật kỹ các thông tin cơ bản về tác giả để có màn thể hiện tốt nhất trong kỳ thi quan trọng.

Chớ nhầm lẫn các khái niệm cơ bản

Hộp đen máy bay có màu cam: Mặc dù gọi là "hộp đen", nhưng thực tế thiết bị này có màu cam để dễ tìm thấy trong các vụ tai nạn. Đây là một trong những nhầm lẫn phổ biến và dễ gây hiểu lầm nhất. Kiến thức thực tế đôi khi khác với cách gọi thông thường, teen ghi chú lại các khái niệm và thông tin kỹ thuật để không bị mắc lỗi này.

“Tần số khác với tần số góc”: Trong các môn Vật lý, tần số (f) và tần số góc (ω) là hai khái niệm khác nhau. Tần số thường được đo bằng Hz (Hertz), trong khi tần số góc được đo bằng rad/s (radian trên giây).

Cần cù bù thông minh, không phải bù siêng năng: Thành ngữ chính xác là "Cần cù bù thông minh". Nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng câu thành ngữ này đã từng khiến không ít anh chị “tiền bối” mất điểm oan uổng vì đọc không kỹ đề.

Câu thành ngữ tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có thể khiến teen bị mất điểm.

Câu thành ngữ tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có thể khiến teen bị mất điểm.

Chúc các bạn 2K6 bình tĩnh, tự tin và làm bài thật tốt nha!

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024 sẽ diễn ra vào các ngày 27, 28, 29/6/2024. Trong đó, ngày 26/6, thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 27/6, các sĩ tử sẽ làm bài thi Ngữ Văn và Toán. Ngày 28/6, buổi sáng, các thí sinh sẽ dự thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội, buổi chiều sẽ dự thi môn tiếng Anh. Ngày 29/6 sẽ là ngày thi dự phòng.

Thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT dự kiến vào 8h ngày 17/7. Sau đó, các địa phương tiến hành xét tốt nghiệp cho học sinh dự thi và sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kế hoạch tuyển sinh.

Theo Bộ GD&ĐT, đơn vị đã có quy trình ra đề thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đảm bảo xuất ngẫu nhiên các tổ hợp câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi thi để thực hiện soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Huyền - Bình An ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN