Những điều mẹ tưởng làm đúng lại phá hủy tương lai của trẻ

Sự kiện: Dạy con

Hãy cẩn trọng vì rất có thể cách làm của bạn đang gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến tương lai trẻ sau này!

Chú ý vệ sinh quá mức, ít cho trẻ ra ngoài

Cha mẹ lo lắng trẻ sẽ bị bệnh, nên càng tìm cách bảo vệ trẻ cẩn thận hơn. Trong nhà sẽ được khử trùng thường xuyên, rất nhiều đồ vật không cho trẻ được chạm vào. Vì tránh để trẻ tiếp xúc với các loại virus bên ngoài, thậm chí cha mẹ còn ít khi cho trẻ ra ngoài chơi, luôn giữ trẻ trong nhà.

Vệ sinh quá mức và cho trẻ ít tiếp xúc với môi trường thế giới bên ngoài thực sự có thể khiến trẻ ít ốm hơn và hiệu quả rất rõ ràng, nhưng phương pháp này sẽ lặng lẽ phá hủy khả năng miễn dịch của trẻ, bởi trẻ không thể sống trong môi trường hoàn toàn vô trùng. Cha mẹ chăm sóc trẻ như vậy, sau khi trẻ đến tuổi đi mẫu giáo sẽ rất dễ sinh bệnh.

Ba hành vi trên của cha mẹ sẽ âm thầm phá hủy khả năng miễn dịch của trẻ, do vậy cha mẹ nên chú ý và tìm phương pháp bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách khoa học.

Trên thực tế, cách cơ bản và hiệu quả nhất để giúp trẻ không bị mắc bệnh là đảm bảo giấc ngủ ngon, có chế độ ăn uống lành mạnh, đưa trẻ ra ngoài trời để vui chơi, giúp trẻ thích nghi với môi trường đồng thời cũng giúp làm tăng khả năng miễn dịch ở trẻ.

Không được làm bất cứ việc gì

Không được làm bất cứ việc gì

Điều ngăn cấm này thường xảy ra ở bậc cha mẹ quản giáo con cái chặt chẽ, bảo vệ quá mức, quá chi tiết.

"Con không được trèo cây, rất nguy hiểm!""Con không nên đá bóng, rất dễ bị chấn thương!""Con không được chơi với bạn đó nhé!"

Các loại phép tắc khuôn mẫu phải theo như vậy sẽ khiến con trẻ hình thành quan niệm "Tốt nhất là không nên làm gì".

Kết quả: con bạn luôn là đứa trẻ biết vâng lời nhưng khi trưởng thành lại thiếu tính tích cực và chủ động, dễ dàng nghe theo ý kiến của người khác.

Nuôi con theo phương thức bù đắp

Mẹ nghĩ điều này tốt cho con vì đó là do rút kinh nghiệm từ những trải nghiệm bản thân trong quá khứ. Đúng là những ký ức tuổi thơ luôn tồn tại trong mỗi người, và nó có thể tác động lên phương thức nuôi dạy con của bố mẹ. Nếu bố mẹ được nuôi dạy theo kiểu độc đoán thì khi có con, bạn sẽ trao rất nhiều tự do cho con. Nếu bố mẹ lớn lên trong bầu không khí quá nghiêm khắc, tự động bạn sẽ dễ dãi chiều theo ý con. Đây được gọi là phương thức bù đắp cho những gì mà tuổi thơ của bố mẹ bị thiếu thốn. Song, không phải mọi sự bù đắp đều mang lại kết quả tốt đẹp. Nó sẽ gây ra những hiệu ứng tiêu cực nếu bố mẹ cứ để con được sống tự do buông thả.

Nói thẳng những lời sỗ sàng vì nghĩ cho con va vấp sớm

Lo sợ ra ngoài xã hội, những hành động và lời nói sỗ sàng sẽ làm con mình tổn thương nên có người mẹ cho rằng mình phải chuẩn bị điều này từ trong gia đình để con được "trải nghiệm sớm". Thế nhưng, thực tế yêu thương chưa bao giờ là đủ. Và ranh giới giữa những lời sỗ sàng với việc làm cho trẻ cảm giác bị nói mỉa mai là khá mong manh.

Nhiều khi cha mẹ nói chung có thể không biết họ đang nói móc mỉa con cái của mình. Nếu nói những điều ngược với suy nghĩ bản thân với tông giọng khác, khả năng cao bạn đang nói một cách mỉa mai vấn đề nào đó. Cách nói này khiến trẻ cảm thấy mất tự tin và bị xúc phạm, thậm chí làm mất khả năng kết nối, trò chuyện với cha mẹ.

Bên cạnh việc hạ thấp danh dự của trẻ, những hành động trên khiến chúng trở nên ngỗ ngược hơn. Chúng sẽ trở nên nổi loạn, không chia sẻ với bố mẹ.

Không được có cảm xúc

Nhiều mẹ cho rằng con dễ dàng bộc lộ cảm xúc, đặc biệt cảm xúc yếu đuối là điều không tốt cho con sau này. Từ đó họ ngăn cấm con được quyền thể hiện bản thân, thể hiện cảm xúc. 

Bạn hãy thử nghĩ xem. Khi đứa trẻ bị ngã, vì đau quá nên thút thít khóc nhưng lại bị cha mẹ nạt: "Không được khóc!", những giọt nước mắt đành phải kìm nén lại trong lòng. Vô hình trung, đứa trẻ hình thành nên một lệnh cấm đối với bản thân, không được thể hiện nhu cầu và cảm xúc của mình một cách tự nhiên.

Lệnh cấm này đã buộc bản thân chúng kiềm chế cảm xúc của mình. Lâu dần, đối với sự vật sẽ sinh thái độ thờ ơ, lãnh cảm. Trước những sự việc đau lòng không thể thống khổ khóc than. Trước mâu thuẫn không thể bừng bừng tức giận. Giọng nói thiếu trầm bổng, du dương, dần dần trở thành người thiếu biểu cảm.

Nhà văn Mỹ dạy con bằng cách nuôi chó, tưởng vô lý nhưng lại rất thuyết phục

Ít ai nhận ra rằng khi trẻ có một người bạn là thú cưng, chúng sẽ tự học cách chịu trách nhiệm, cải thiện sự tự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nghi ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN