Những điều cha mẹ không nên nói với con
Có một số cụm từ mà các bậc cha mẹ không nên nói với con cái bởi chúng có thể gây tổn thương cho trẻ và đôi khi mang lại những điều không mong muốn.
Hãy cố gắng làm việc này thật hoàn hảo
Đúng là con bạn càng dành nhiều thời gian để rèn luyện, các kỹ năng của bé sẽ càng sắc bén hơn. Tuy nhiên, câu nói này có thể tăng thêm áp lực mà con cảm thấy phải cố gắng để giành chiến thắng hoặc thật hoàn hảo. "Nó gửi thông điệp rằng nếu bạn mắc lỗi, bạn đã không tập luyện đủ chăm chỉ", Joel Fish, tiến sĩ, tác giả của 101 cách để trở thành một phụ huynh thể thao tuyệt vời nói. "Tôi đã thấy những đứa trẻ tự trách mình, tự hỏi, "Có chuyện gì với tôi vậy? Tôi luyện tập hằng ngày nhưng vẫn không phải là người giỏi nhất". Thay vào đó, hãy khuyến khích con làm việc chăm chỉ vì nó sẽ tiến bộ và cảm thấy tự hào về sự tiến bộ của mình.
Con ổn mà
Khi con trầy đầu gối và bật khóc, bản năng của bạn có thể là trấn an con rằng nó không bị tổn thương nặng. Nhưng nói với bé "con ổn mà" có thể làm trẻ cảm thấy tồi tệ hơn. "Trẻ khóc vì không ổn," bác sĩ Berman nói. Công việc của bạn là giúp con hiểu và giải quyết cảm xúc của mình, không bắt chúng đè nén cảm xúc. Hãy thử ôm con và thừa nhận những gì trẻ cảm thấy bằng cách nói điều gì đó như: "Con đau lắm phải không? Mẹ cảm nhận được mà". Sau đó hỏi xem con thích băng bó hay được hôn (hoặc cả hai).
Quát "nhanh lên"
Khi con đang ăn một bữa sáng khá chậm chạp và có khả năng đến trường trễ, việc thúc giục con ăn nhanh hơn sẽ tạo thêm căng thẳng và gây áp lực cho con, theo Linda Acredolo, tiến sĩ, đồng tác giả của Baby Minds. Hãy dịu giọng nói "Con có thể nhanh hơn một chút không?", nó sẽ gửi thông điệp rằng 2 người ở cùng một đội.
Mẹ đang ăn kiêng
Nếu bạn muốn giảm cân, giữ dáng, hãy giữ điều bí mật đó cho riêng mình. Nếu trẻ nhìn thấy bạn bước lên bàn cân mỗi ngày và nghe bạn nói về việc "béo", bé có thể phát triển hình ảnh cơ thể không khỏe mạnh. Marc S. Jacobson, MD, giáo sư nhi khoa và dịch tễ học tại Trung tâm Y tế Đại học Nassau, New York. Tốt hơn nên nói, "mẹ muốn ăn uống lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh" sau đó hãy rủ con cùng tham gia tập thể dục.
Chúng ta không có đủ khả năng
Thật dễ dàng để sử dụng phản hồi mặc định này khi con cầu xin bạn cho món đồ chơi mới nhất. Nhưng làm như vậy sẽ khiến trẻ nghĩ rằng bạn không kiểm soát được tài chính của mình, điều này có thể gây sợ hãi cho trẻ em, Jayne Pearl, tác giả của Kids and Money nói. Hãy chọn một cách khác để truyền đạt ý tưởng tương tự, chẳng hạn như, "Chúng ta sẽ không mua món đồ này bởi vì chúng tôi đang tiết kiệm tiền cho những thứ quan trọng hơn".
Đừng nói chuyện với người lạ
Đây là một khái niệm khó khăn cho một đứa trẻ để nắm bắt. Bởi đôi khi với một người không quen vẫn có thể là người tốt. Ngoài ra, trẻ em có thể hiểu sai quy tắc này và chống lại sự giúp đỡ của các nhân viên cảnh sát hoặc nhân viên cứu hỏa mà chúng không quen biết. Thay vì cảnh báo trẻ về những người lạ, hãy đưa ra các tình huống "con sẽ làm gì nếu một người đàn ông mà con không biết cho con kẹo và rủ lên xe về nhà?", Hãy để trẻ giải thích những gì bé sẽ làm, sau đó hướng dẫn con làm đúng quá trình hành động. Vì phần lớn các vụ bắt cóc trẻ em đều liên quan đến ai đó mà một đứa trẻ đã biết, bạn cũng có thể áp dụng câu thần chú an toàn yêu thích của McBride: "Nếu bất cứ ai làm con cảm thấy buồn, sợ hãi hoặc bối rối, con cần phải nói cho bố, mẹ biết ngay".
Hãy để bố, mẹ giúp
Khi con bạn đang vật lộn để xây dựng một tòa tháp bằng lego hoặc hoàn thành một câu đố, việc muốn giúp trẻ một tay là điều tự nhiên. Tuy nhiên, đừng đưa ra sự giúp đỡ quá sớm, điều đó có thể làm suy yếu sự độc lập của con bởi nó sẽ luôn tìm kiếm người khác để tìm câu trả lời hoặc tìm sự trợ giúp ngay từ khi bắt đầu. Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi hướng dẫn để giúp con giải quyết vấn đề.
Khi dẫn trẻ đến nơi công cộng, nghĩa là trẻ không còn ở trong vùng an toàn nữa. Lúc này, trẻ có thể đối diện với rất...
Nguồn: [Link nguồn]